Luận Văn Các trạm mặt đất trong hệ thống thông tin vệ tinh

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các trạm mặt đất trong hệ thống thông tin vệ tinh

    Số lượng các hệ thống thông tin vệ tinh đã tăng rất nhanh trong một vài năm gần đây. Ngày nay, các hệ thống thông tin vệ tinh chuyển tiếp lưu lượng điện thoại xuyên đại dương lớn hơn rất nhiều so với lưu lượng điện thoại gửi qua cáp ngầm. Hơn thế nữa, các hệ thống thông tin vệ tinh còn có thể chuyển tiếp các tín hiệu dữ liệu, âm thanh, hình ảnh đến bất kỳ người sử dụng nào trên trái đất.
    Công nghệ thông tin vệ tinh bắt nguồn từ hai công nghệ được phát triển mạnh trong thế chiến thứ II, đó là công nghệ tên lửa và công nghệ viba. .Kỷ nguyên sử dụng không gian vũ trụ làm môi trường truyền dẫn cho các hệ thống viễn thông được bắt đầu vào năm 1957, khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo SPUTNIK vào quỹ đạo ( 04.10.1957 ).
    Thuật ngữ vệ tinh nhân tạo được dùng để phân biệt với vệ tinh thiên tạo và ở đây được gọi tắt là vệ tinh ( ký hiêu SL-satellite ), những vệ tinh đầu tiên của Liên Xô và Mỹ đưa vào quỹ đạo là thuộc loại vệ tinh địa tĩnh. Chúng có nhược điểm là chỉ “ dừng ” trong phạm vi thu sóng của trạm thu mặt đất tối đa là 4 giờ/ngày.
    Ngày 14.02.1963, tập đoàn hàng không vũ trụ NaSa (Mỹ) đã phóng vào quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh mang tên SYNCOM – I và sau đó tiếp SYNCOM- III để phục vụ đại hội thể thao Olympic Tokyo.
    Các vệ tinh đưa vào quỹ đạo đầu tiên bị giới hạn bởi trọng lượng vệ tinh cho nên các bộ phát đáp đặt trên vệ tinh thường có công suất nhỏ. Tín hiệu đó phải được một trạm vệ tinh mặt đất thu và truyền lại cho người sử dụng.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Khái quát về hệ thống thông tin vệ tinh
    Chương 2: Cấu trúc một hệ thống thông tin vệ tinh
    Chương 3: Các thiết bị của trạm mặt đất trong một hệ thống thông tin vệ tinh
     
Đang tải...