Tiểu Luận Các tổn thất trong quá trình sản xuất và biện pháp giảm thiểu ( bài số 2)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, ngành logistic Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Và trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ làm rõ vai trò của logistic trong quá trình sản xuất của ngành dệt may . Trong lĩnh vực này, logistic đóng vai trò đảm bảo máy móc chạy một cách bình thường khi đưa các trang thiết bị về kịp thời, đúng lúc, chất lượng tốt.
    Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại "sân nhà", đòi hỏi các DN dệt may phải thường xuyên tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
    Dệt may được biết đến là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ .Với đề tài “Quy trình sản xuất ngành dệt may” Nhóm tìm hiểu các quy trình từ khâu đầu vào đến đóng gói. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất , ngoài những chi phí cần có liên quan đến quá trình sản xuất doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro tổn thất phát sinh sau chi phí. Từ những phân tích trên, Nhóm đưa ra những kế hoạch, giải pháp cụ thể để có thể giảm những tác động của những tổn thất ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất của ngành dệt may.


    I. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NGÀNH DỆT MAY
    1. LOGISTICS TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
    Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà "sản xuất gốc" đến "người tiêu dùng cuối cùng". Chức năng chính của logistic bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành. Có hai khác biệt cơ bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực .) để tiến hành quá trình.


    Logistics trong quá trình sản xuất
    Thuật ngữ này ám chỉ quá trình logistics trong các ngành công nghiệp. Mục đích của nó là đảm bảo mỗi một máy móc thiết bị hay trạm làm việc được "nạp" đủ sản phẩm với đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc.
    Vấn đề như vậy không phải là chỉ liên quan đến việc vận chuyển, mà còn là phâm luồng và điều chỉnh các kênh xuyên suốt quá trình gia tăng giá trị và xoá bỏ những giá trị không gia tăng. Logistics trong quá trình sản xuất được áp dụng cho cả những nhà máy đang tồn tại hoặc mới được thành lập. Sản xuất chế tạo là một nhà máy với quá trình thay đổi ổn định (có thể hiểu là một nhà máy thì luôn phải hoạt động nhưng với một công suất ổn định). Máy móc được thay đổi vày thay mới.Theo đó sẽ là cơ hội cải thiện hệ thống logistic trong sản xuất. Ngược lại, logistics sẽ cung cấp các "phương tiện" cho việc đạt được hiệu quả mong muốn của khách hàng và hiệu quả sử dụng vốn.


    2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỆT MAY
    Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có
    tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã
    thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật
    Bản. Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may cho 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang phải đối mặt với áp lực về chi phí sản xuất tăng cao và tình trạng biến động lao động.
    Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt
    Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định
    của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội cải thiện
    lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.


    Theo số liệu của VITAS, trong 8 tháng đầu năm 2011, giá các mặt hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ có xu hướng tăng, trong đó đơn giá bình quân các mặt hàng may mặc tăng khoảng 4,8% trong khi đơn giá mặt hàng Dệt bình quân tăng trên 16%. Trong tháng 9/2011, theo Bộ Công Thương, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng (0,4%) so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2010.
    Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, các chủ hàng đang có xu hướng dè dặt hơn trong việc đặt các đơn hàng mới cho giai đoạn cuối năm 2011 và các quý nửa đầu năm 2012.
    3. QUY TRÌNH TỪ KHÂU ĐẦU VÀO ĐẾN KHÂU ĐÓNG GÓI
    Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp phân chia thành những công đoạn sau:
    - Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ thuật, về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu.
    + Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
    + Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế
    + Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ
    - Các công đoạn sản xuất
    - Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và một số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may
    - Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm
    - Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc chính là nhiệt ẩm định hình và ép tạo dáng. Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao chấp như : Jacket, veston,
    - Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện
    Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất xưởng.
    Chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào một công nghệ hoàn hảo mà còn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về những tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
    Một công nghệ sản xuất hoàn hảo sẽ dễ đảm bảo tận dụng được mọi năng lực thiết bị, tiết kiệm nguyên phụ liệu, sắp xếp các công đoạn hợp lý và quay vòng vốn nhanh.
    Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong tất cả các công đoạn sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
    Chất lượng và hiệu quả sản xuất vì thế phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...