Luận Văn Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
    Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chÕ độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận:
    Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con.
    Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ và tuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như BLHS năm 1999 đều đã quy định cụ thể các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu.
    Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp; tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, kể cả trong lĩnh vực HN&GĐ. Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ không có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội.
    Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ và hôn nhân gia đình cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho xã hội không cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình; trên thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lý bằng các chế tài hình sự còn rất hạn chế. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự . Trong khi đó, xung quanh những vấn đề này, vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
    Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu. ThS. Bùi Anh Dũng đã có công trình "Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình", Nxb Lao động, Hà Nội, 2003; ThS. Trịnh Tiến Việt đã có các công trình: "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí khoa học Pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, sè 1/2003, "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí Kiểm sát, số 4/2002, "Về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí Kiểm sát, số 9/2002,); tác giả Nguyễn Quốc Việt chủ biên cuốn sách: Bộ luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, trong đó có đề cập chương XV - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; tác giả Nguyễn Ngọc Điệp có công trình: "Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa thành niên", Nxb Phụ nữ, Hà Nội; các tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa có công trình: Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 .
    Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về nhóm tội phạm này dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Mục đích của luận vănMục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này.
    Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về loại tội phạm này.
    - Phân tích và đánh giá tình hình, nguyên nhân và điều kiện các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này; dự báo tình tội phạm này trong những năm tới.
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, thời gian từ năm 1997 đến năm 2004.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...