Tiến Sĩ Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với Luật hình sự Thụy Điển và Aus

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2013



    MỤC LỤC

    Mở đầu
    Chương 1. Những vấn đề chung về các tội phạm về hối lộ

    1.1. Những vấn đề lý luận về các tội phạm về hối lộ
    1.1.1. Khái niệm tội phạm về hối lộ
    1.1.2. Những hình thức hối lộ phổ biến
    1.1.3. Những luận điểm về các tội phạm về hối lộ
    1.2. Các tội phạm về hối lộ - nhìn nhận từ quan điểm lập pháp hình sự quốc tế
    1.3. Nhận xét chung

    Chương 2. Các tội phạm về hối lộ theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với luật hình sự Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    2.1. Các tội phạm về hối lộ theo BLHS Việt Nam
    2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về hối lộ theo BLHS Việt Nam
    2.1.2. Quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm đối với các tội phạm về hối lộ
    2.1.3. Đường lối xử lý các tội phạm về hối lộ trong BLHS Việt Nam
    2.2. Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Thụy Điển
    2.2.1. Các yếu tố cấu thành của các tội phạm về hối lộ
    2.2.2. Một số hình thức hối lộ đặc biệt đã được tội phạm hoá
    2.2.3. Quy định về tội phạm chưa hoàn thành và đồng phạm đối với các tội phạm về hối lộ
    2.2.4. Hình phạt đối với tội phạm về hối lộ
    2.3. Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Ôt-xtrây-lia
    2.3.1. Giới thiệu chung về luật hình sự Ôt-xtrây-lia về các tội phạm hối lộ
    2.3.2. Tội hối lộ công chức của Liên bang
    2.3.3. Một số tội phạm về hối lộ khác
    2.3.4. Quy định về tội phạm chưa hoàn thành và đồng phạm đối với các tội phạm về hối lộ
    2.3.5. Hình phạt đối với các tội phạm về hối lộ
    2.3.6. Tội đưa hoặc nhận những lợi ích có tính vụ lợi cho/bởi công chức của Liên bang
    2.4. Đánh giá so sánh tổng quan


    Chương 3. Những vấn đề thực tiễn về các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam trong sự so sánh với Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    3.1. Tình hình các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam – So sánh với tình hình này ở Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    3.1.1. Tình hình các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam
    3.1.2. Tình hình các tội phạm về hối lộ ở Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    3.1.3. Đánh giá so sánh
    3.2. Những vấn đề trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam – So sánh với Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    3.2.1. Những vấn đề trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam
    3.2.2. Một số kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về các tội phạm về hối lộ ở Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia
    3.2.2.1. Kinh nghiệm của Thụy Điển
    3.2.2.2. Kinh nghiệm của Ôt-xtrây-lia
    3.2.3. Đánh giá so sánh


    Chương 4. Những kiến nghị đối với các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ và việc áp dụng các quy định này
    4.1. Những nguyên tắc định hướng việc đề xuất kiến nghị
    4.2. Những kiến nghị cụ thể
    4.2.1. Những kiến nghị đối với các quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm về hối lộ
    4.2.1.1. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm
    4.2.1.2. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về đường lối xử lý các tội phạm về hối lộ
    4.2.2. Những kiến nghị đối với việc áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm về hối lộ
    Kết luận
    Danh mục các vụ án
    Danh mục các văn bản chính thức được tham khảo
    Danh mục tài liệu tham khảo

    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài

    Hiện nay, việc bảo vệ hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước là vấn đề quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới. Bất cứ quốc gia nào cũng thấy được yếu tố này là cơ sở quan trọng bảo đảm kỷ cương pháp luật, niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong khi đó, toàn thế giới đang phải đối mặt với tham nhũng – hiện tượng gây nguy hiểm cho hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Hơn nữa tham nhũng đã phát triển ở phạm vi xuyên quốc gia và quốc tế. Tất cả thực tế này đã và đang gây lo ngại cho các quốc gia trên thế giới. Tình trạng tham nhũng những năm gần đây tiếp tục là vấn đề nóng bỏng gây báo động toàn cầu. Tham nhũng đang trở thành hiện tượng “đe dọa sự ổn định của nền chính trị và sự phát triển bền vững của các quốc gia.”1 Theo kết quả điều tra của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) tại Bản chỉ số tham nhũng thường niên năm 2006,2 từ quốc gia xếp thứ 44 đến quốc gia xếp thứ 161 chỉ đạt điểm 5 trở xuống trong 10 điểm tối đa về mức độ trong sạch, Việt Nam đạt 2,6 điểm và được xếp thứ 111 trong bản chỉ số này. Như vậy, hiện tượng tham nhũng tiếp tục hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp nhiều nỗ lực quốc tế được đưa ra thời gian vừa qua như Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc (LHQ) hoặc luật chống tham nhũng và rửa tiền đã được nhiều quốc gia ban hành và áp dụng.
    Lúc này các quốc gia cần phải cùng hành động trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. “Việc ngăn ngừa và xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm của tất cả các quốc gia.”3 Điều này có nghĩa là các quốc gia cần sử dụng những biện pháp đa dạng
    1 Lời nói đầu của Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc.
    2 Xem “The 2006 Transparency International Corruption Perceptions Index” tại http://www.transparency.org. Bản chỉ số tham nhũng thường niên là thước đo mức độ tham nhũng trong khu vực công của các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những chỉ số được đưa ra dựa trên các báo cáo của các chuyên gia và báo cáo công tác ở các quốc gia này. Điểm đạt được càng thấp chứng tỏ mức độ tham nhũng càng cao.
    3. Lời nói đầu của Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc.
    và hiệu quả để phòng ngừa và chống tham nhũng, bao gồm cả sử dụng luật hình sự. Một quan chức của tổ chức OECD đã nhấn mạnh, “Các Chính phủ cần hiểu rằng tham nhũng đáng bị coi là tội phạm. Đây là một điểm đáng được lưu tâm. Các Chính phủ cần xem xét tội phạm hoá hành vi hối lộ vì một lí do rất dễ hiểu đó là sự nguy hiểm vô cùng lớn mà hành vi này gây ra cho xã hội” [Grurría 2006].
    Tại Việt Nam, những năm gần đây các tội phạm về chức vụ cũng đang có những diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã có những động thái thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng như: ngày 10 tháng 12 năm 2003 kí Công ước chống tham nhũng của LHQ; ngày 28 tháng 11 năm 2005 ban hành Luật phòng, chống tham nhũng với những nguyên tắc xử lý tham nhũng đã được ghi nhận tại Điều 4 như: kịp thời, nghiêm minh, theo quy định của pháp luật . Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Quyết định số30/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng. Mục tiêu của Chương trình là: khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức và mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng như những hành vi tiếp tay cho tiêu cực là điều kiện tiên quyết để duy trì sự trong sạch, vững mạnh của bộ máy nhà nước. Để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, Nhà nước Việt Nam kết hợp nhiều biện pháp khác nhau và đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của biện pháp TNHS đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    Trong số những tội phạm về chức vụ đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, các tội phạm về hối lộ hết sức được chú ý. Thời gian gần đây, loại tội phạm này diễn biến khá phức tạp. Một loạt vụ án về hối lộ hết sức nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian vừa qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như thương mại, xây dựng cơ bản, thể thao, bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, hành vi hối lộ giờ đây đã len lỏi vào cả những lĩnh vực vốn được xem là cao quý như giáo dục đào tạo, y tế. Thủ đoạn phạm tội về hối lộ cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm về hối lộ đang làm biến chất một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, khiến nhiều người trong số họ thay đổi ý thức, quan niệm về việc thực thi công vụ. Mặt khác, thực tế thời gian vừa qua cho thấy loại tội phạm này đồng thời tạo điều kiện hoặc cơ hội cho việc thực hiện nhiều tội phạm khác như buôn lậu, mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc hoặc dẫn đến nhiều tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Trong khi đó, hoạt động áp dụng luật hình sự đấu tranh với các loại tội phạm này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn dừng lại ở những kết quả khá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ ràng hoặc thiếu hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội phạm này. Chính vì vậy, làm sáng tỏ cũng như hoàn thiện quy định của luật hình sự về các tội phạm về hối lộ sẽ là một hoạt động thiết thực góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm này.
    Với mong muốn góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và hối lộ, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm giải quyết những vấn đề về các tội phạm hối lộ từ góc độ luật hình sự. Đề tài “Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với luật hình sự Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia” cần thiết được nghiên cứu bởi những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...