Luận Văn Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Câu 3 Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu.
    I. Đặt vấn đề .25
    II. Cơ sở lý thuyết 26
    1. Thay đổi? Phân loại 26
    2. Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi 26
    3. Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong sản xuất kinh doanh 27
    III. Giải quyết vấn đề 28
    1. Khả năng hấp thu sự thay đổi của tổ chức 28
    2. Những dấu hiệu nhận biết tổ chức đang vượt quá sự hấp thu .32
    3. Ứng dụng vào tổ chức .33
    IV. Kết luận .35
    Nguồn tham khảo .35

    Câu 3: Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu.
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nghiên cứu đối với thế giới tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã kết luận “Loài sống sót không phải là loài mạnh nhất hay thông minh nhất mà là loài phản ứng tốt nhất với sự thay đổi”. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn loài nào thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường xung quanh, loài đó sẽ tồn tại và phát triển.
    Môi trường kinh doanh cũng giống như môi trường sống vậy: Mỗi ngày sự thay đổi đã và đang diễn ra một cách chóng mặt, đó là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Việc thay đổi, đổi mới đối với một tổ chức trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay là một điều rất cần thiết. Vì nếu không có sự thay đổi, đổi mới liên tục thì chẳng khác gì tổ chức đó dần dần loại mình ra khỏi “cuộc chơi” trên thương trường. Tuy nhiên, thay đổi ở mức độ thế nào là đúng, là mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp mới chính là điều quan trọng. Để đạt được điều đó yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng hấp thu sự thay đổi, hay nói khác hơn chính là mọi nhân viên trong doanh nghiệp đó phải biết thích nghi với cái mới, tiếp thu và làm việc theo đúng hướng đi mới để tạo một guồng máy hoạt động thống nhất nhằm mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp. Khả năng hấp thu sự thay đổi của các tổ chức khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, khả năng này ở hầu hết các tổ chức đều bị giới hạn vì một hay một số rào cản nào đó. Vấn đề là làm sao phải biết và phải hiểu được tổ chức của mình đang ở giai đoạn nào của sự thay đổi, có khả năng thay đổi đến mức độ thế nào và có thể hấp thu được những sự thay đổi đó nữa không. Và làm sao nhận ra được những biểu hiện cho thấy tổ chức đã vượt quá khả năng hấp thu để từ đó đề ra phương hướng giúp tổ chức có thể phó được sự thay đổi một cách tốt nhất đồng thời đem đến sự vững chắc cho tổ chức của mình? Sau đây nhóm sẽ đi giải quyết vấn đề nêu trên.
    II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1. Thay đổi? Phân loại.
    Thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, nhằm hoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới.
    Thay đổi được chia thành 2 loại:
    ã Thay đổi từ từ: chủ thể có từng dấu hiệu khác biệt theo thời gian, liên tục và tạo ra sự khác biệt tổng thể lớn trong một khoảng thời gian dài (Incremental change)
    ã Thay đổi đột ngột: chủ thể có nhiều dấu hiện khác biệt trong một khoảng thời gian tạo nên sự khác biệt lớn trong một khoảng thời gian ngắn (Fundermental change)
    Quản lý thay đổi tổ chức là quá trình thiết kế và thực thi có tính toán sự đổi mới tổ chức theo hướng thích nghi với những thay đổi của môi trường hoặc những mục đích mới.
    Quá trình thay đổi của tổ chức chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau:
    - Tác nhân bên ngoài tổ chức:
    o Sự biến động của môi trường kinh tế- xã hội- khoa học- kỹ thuật buộc tổ chức phải thích nghi với nó để tồn tại, để giữ thế cân bằng cho công ty.
    o Sư cạnh tranh gay gắt, buộc tổ chức phải làm mới mình
    - Tác nhân bên trong:
    o Ý tưởng của ban lãnh đạo; thay đổi giá trị hoạt động, thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
    o Sáng kiến đổi mới, cải tiến liên tục
    Việc thay đổi diễn ra mọi nơi, mọi cấp trong doanh nghiệp. Sự thay đổi chưa từng được thử nghiệm trong những trường hợp cụ thể. Không một ai có thể mô tả được việc thay đổi sẽ diễn ra như thế nào. Mỗi một thay đổi diễn ra trong một điều kiện cụ thể khác nhau, vì vậy có những thay đổi diễn ra trong những trường hợp tương tự nhau, nhưng kết quả lại khác nhau. Sự thay đổi diễn ra rất phức tạp. Một khía cạnh của tính phức tạp này là hầu hết các thay đổi đều đều có mặt tốt và mặt xấu. Một thay đổi, xét bên ngoài dường như hoàn toàn tốt, nhưng lại có thể chứa nhiều trở ngại và bất lợi về sau. Trong khi một sự việc có vẻ chứa nhiều rủi ro, thì lại tạo ra nhiều triển vọng và hiệu quả tốt đến mức không ngờ. Vì phức tạp và chưa được thử nghiệm, nên sự thay đổi rất khó quản lý.

    2. Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi
    2.1 Các động lực tạo nên sự thay đổi trên toàn cầu:
    - Tính chất lực lượng thay đổi, thế giới đang dần chuyển sang xu hướng tìm kiếm sử dụng lao động có tay nghề hơn là lao động rẻ tiền.
    - Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chóng mặt đặc biệt trong những thập niên gần đây.
    - Các cú sốc kinh tế như: khủng hoảng kinh tế, các cuộc nợ công.
    - Cạnh tranh sống còn ngày càng khốc liệt.
    - Nhu cầu, đòi hỏi của xã hội ngày càng thay đổi, chuyển biến.
    - Tình hình chính trị thế giới nhiều biến động: Chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng bố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...