Luận Văn Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Các tổ chức thường có giới hạn về khả năng hấp thu sự thay đổi. Là một nhà quản trị, bạn sẽ nhìn vào dấu hiệu nào để xác định tổ chức của bạn đã vượt quá sự hấp thu.”
    Phần I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
    1. Trình bày khái niệm sự thay đổi và bản chất của sự thay đổi.
    - Khái niệm:
    Thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch mhằm hoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới.
    Quản trị sự thay đổi tổ chức là kiểm soát có hiệu quả sự thay đổi. Sự thay đổi mà chúng ta nghiên cứu là sự thay đổi về mặt kinh tế của 1 tổ chức kinh tế. Sự thay đổi có tốt có xấu, có hiệu quả, có không hiệu quả. Sự thay đổi có thể dẫn đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh tế cụ thể.
    - Bản chất:
    Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả những quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp từ việc áp dụng công nghiệp mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liện kết hoặc hợp nhất doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nổ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn Sẽ thật sai lầm khi bảo thủ chống lại sự thay đổi bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang dấn sâu vào cong đường dẫn đến sụp đổ.
    Những nhà quản trị hữu hiệu phải có trách nhiệm chủ động biến đổi, quản trị xung đột và giữ xung đột ở tầm mức có thể chấp nhận được.
    Công việc của nhà quản trị sẽ rất dễ dàng nếu không có sự thay đổi: hoạch định xong rồi cứ điễn tiến đúng nhưng không có gì giải quyết nữa. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi hoàn cảnh không có gì bất trắc, không cần tứ sự thích ứng, mọi việc được dự định một cách chắc chắn, không có sự cạnh tranh với những sản phẩm và
    21
    dịch vụ mới, nhu cầu của khách hàng luôn cố định. Nhưng công việc của nhà quản trị ngoài việc hoạch định một cách tốt nhất, mà công việc đó còn phải thích ứng với mọi hoàn cảnh và điều kiện kinh tế thị trường. Vì thị trường luôn biến động, mọi sự thay đổi thường diễn ra liên tục, do đó phải quản trị tốt sự thay đổi.
    Để tìm và nắm bắt được sự thay đổi thì nhà quản trị phải luôn lắng nghe và suy nghĩ về những tác nhân xung quanh mình: sự biến đổi của thị trường, sự tăng giảm cung cầu, thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng người tiêu dùng, các nhà quản trị của các doanh nghiệp khác, các chuyên gia kinh tế, bạn bè và nhân viên của mình.
    2. Giải thích các tác lực bên trong và bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi.
    · Tác lực bên ngoài:
    - Thị trường là lực lượng gây ra 1 ảnh hưởng quan trọng đến tổ chức kinh doanh.
    - Các quy định của Nhà nước thường có tác dụng thúc đẩy sự thay đổi và những thay đổi kinh tế sẽ tác động đến mọi tổ chức.
    - Nhà đầu tư
    - Khách hàng (nhu cầu, thị hiếu )
    · Tác lực bên trong:
    - Có thể xuất phát từ hoạt động bên trong của tổ chức hoặc phát triển từ những thay đổi do tác động bên ngoải
    - Nhân lực của một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nắm bắt sự thay đổi. Một thay đổi trong chiến lược luôn kéo theo rất nhiều sự thay đổi nội bộ, nhân lực thường là yếu tố gây biến động.
    - Phần lớn người ta không thích biến đổi nếu không có lợi cho họ, vì người ta cho rằng sự biến đổi đó là không chắc chắn, lo lắng cho sự mất mát của bản thân và luôn tin tưởng rằng sự thay đổi không mang lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức. Biến đổi có nghĩa là thay thế cái đã biết bằng cái chưa thật hiểu thấu đáo, cũng có nghĩ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...