Luận Văn Các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940- 1945)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940- 1945)​
    Information
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc gắn liền dựng nước với giữ nước. Ngay từ thủa sơ khai, nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành được độc lập, và thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 chính là một minh chứng hào hùng cho điều đó. Với thắng lợi to lớn này, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á – đã được ra đời, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ vận mệnh, làm chủ đất nước. Để đạt được thành quả trên, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã đấu tranh để “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật”, bởi từ tháng 9 – 1940, Nhật đã đánh chiếm vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng đề tài không tập trung vào nghiên cứu quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống phát xít Nhật giành chính quyền mà đề cập đến vấn đề: Từ khi Nhật vào nước ta đã xuất hiện những tổ chức chính trị thân Nhật nào, hoạt động của các tổ chức đó ra sao và bản chất của các tổ chức đó đối với việc tuyên truyền những chính sách lừa bịp “Đại Đông Á” của Nhật đối với nhân dân ta như thế nào. Bởi vì, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập hợp và nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các tổ chức, đảng phái chính trị thân Nhật trong giai đoạn 1940 – 1945 và bản chất của các tổ chức chính trị này.
    Nghiên cứu đề tài này còn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa những sử liệu, những sự kiện quan trọng về hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 để ta có thể hiểu về bản chất của các tổ chức này như thế nào, có phải là “ái chủng, ái quốc” như chúng đã từng tuyên bố hay không, cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống lại lực lượng này như thế nào. Về thực tiễn, đề tài góp phần đóng góp những sử liệu về giai đoạn lịch sử 1940 – 1945 ở nước ta cho công tác dạy và học lịch sử nói chung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân tôi nói riêng. Đây chính là những lý do chính giúp tôi tập trung nghiên cứu đề tài này.
    2. lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Về nội dung “Hoạt động của các tổ chức chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945” cũng đã được các tác giả, sử gia Việt Nam đề cập đến trong một vài tác phẩm nghiên cứu lịch sử đại cương. Đó là các tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Tập 2) do Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo biên soạn Trong nhóm các tác phẩm đại cương lịch sử này, hầu hết các tác phẩm nói đến quá trình phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng và sự xuất hiện một số đảng phái, tổ chức chính trị thân Nhật: Phục Quốc, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo nhưng chỉ nói qua về các tổ chức này chứ không tập trung sâu vào nghiên cứu một cách chi tiết về các tổ chức thân Nhật ở nước ta.
    Tác giả nghiên cứu sâu hơn về các tổ chức chính trị này có Giáo sư Trần Văn Giàu. Hầu hết trong các tác phẩm của mình như :“Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng Tháng Tám thành công” (Tập III), NXB Sử học, Hà Nội, 1963; “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” in trong “Trần Văn Giàu – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học Xã hội 2003 .ông nêu lên quá trình Nhật vào Việt Nam, tìm người và lập phe đảng. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đều nêu lên qua về sự hoạt động và tan rã của một số đảng phái chính trị thân Nhật, và ông đặc biệt chú trọng đến Nội các Trần Trọng Kim, nhưng đây cũng chưa phải là các tác phẩm chuyên sâu mà chỉ nằm trong dòng của lịch sử đại cương.
    Tác giả Trần Huy Liệu cũng có nhiều tác phẩm đề cập đến giai đoạn lịch sử từ 1940 – 1945 nói về sự bóc lột, những chiêu bài lừa bịp về chính trị của Nhật như “Hồi Ký Trần Huy Liệu”, NXB Khoa học xã hội, 1991; Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm trong cuốn “Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam” (các tập 8; 9; 10), NXB Văn Sử Địa, 1957. Tác giả Phạm Khắc Hòe có tác phẩm “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc. NXB Thuận Hóa, Huế, 1987 .Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu một cách đại cương với những sự kiện chung chung về các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 chứ chưa nêu bật được các hoạt động của chúng. Đáng chú ý là tác giả Phạm Hồng Tung với hàng loạt các bài nghiên cứu, bài báo, bài viết về giai đoạn lịch sử này, là chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản – Việt Nam với các tác phẩm như “Về Cường Để và tổ chức Việt Nam phục quốc Đồng minh Hội trong thời kỳ thế chiến thứ hai” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3 – 2003), “Về mối quan hệ cộng tác, cộng trị Nhật – Pháp trong thế chiến thứ hai và nguyên nhân của cuộc đảo chính ngày 9 – 3 – 1945” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8 – 2005) đặc biệt là tác phẩm “Nội các Trần Trọng Kim – bản chất, vai trò và vị trí lịch sử”, NXB chính trị quốc gia, 2010 đã nêu lên bản chất, vai trò của chính phủ được dựng lên từ sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp.
    Qua các tác phẩm, bài nghiên cứu đại cương hay chuyên sâu của các sử gia, các nhà nghiên cứu, đề tài là sự tổng hợp để làm rõ những hoạt động, bản chất của các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 để giúp ta hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn này và hiểu hơn về chủ trương, sách lược của Đảng ta trong quá trình đấu tranh chống phát xít Nhật và tay sai thân Nhật.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    Đề tài có ba nhiệm vụ chính
    - Trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức thân Nhật giai đoạn 1940 – 1945.
    - Nêu sự hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn 1940– 1945.
    - Đặc điểm, thực chất, tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta.
    4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài có phạm vi nghiên cứu:
    Về thời gian : Tập trung nghiên cứu về các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1945 – giai đoạn phát xít Nhật xâm lược Việt Nam đến khi nội các Trần Trọng Kim – Biểu tượng quyền lực cao nhất của các tổ chức thân Nhật sụp đổ, cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền.
    Về không gian : Đề tài nghiên cứu hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong phạm vi cả nước : Bắc, Trung, Nam để có cái nhìn toàn diện về hoạt động cũng như bản chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chính mà đề tài sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như : phương pháp tổng hợp và phân tích sử liệu, phương pháp so sánh để làm sáng tỏ vấn đề.
    5. Đóng góp của khoá luận
    Khoá luận nghiên cứu về “Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 - 1945)” góp phần đóng góp thêm những sử liệu, những sự kiện về một giai đoạn lịch sử sôi động của cách mạng Việt Nam: từ 1940 – 1945. Khoá luận cũng góp phần có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về các tổ chức chính trị, các đảng phái xuất hiện ở nước ta trong giai đoạn từ khi phát xít Nhật vào xâm lược nước ta đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Bằng cách trình bày quá trình ra đời, sự hoạt động để nói lên bản chất cũng như tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật, khoá luận đóng góp cho công tác khoa học lịch sử một cách nhìn mới về các tổ chức chính trị này, qua đây cũng làm sáng tỏ thêm về những chủ trương, sách lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.
    6. Bố cục của của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận gồm có 3 chương chính sau :
    Chương 1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945)
    Chương 2. Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945)
    Chương 3. Đặc điểm, thực chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam ( 1940 – 1945)


    Luận văn chia làm 3 chương, dài 66 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...