Luận Văn Các tình huống, hoàn cảnh và điều kiện khi nào nên tập quyền (centralization) và khi nào nên phân qu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mục lục 1
    Dẫn nhập . 2
    Vấn đề 2. Sự phân chia quyền lực trong tổ chức . 11
    1. Đặt vấn đề . 11
    2. Vấn đề phân chia quyền lực trong tổ chức . 11
    2.1. Các vấn đề về tập quyền 11
    2.1.1. Khái niệm 11
    2.1.2. Đặc điểm của tập quyền . 11
    2.2 Các vấn đề về phân quyền 13
    2.2.1 Khái niệm . 13
    2.2.2 Đặc điểm của phân quyền . 13
    2.2.3 Ủy quyền 15
    2.2.3.1 Khái niệm và phân loại . 15
    2.2.3.2 Nguyên tắc ủy quyền 16
    2.2.3.3 Quy trình ủy quyền . 17
    2.2.3.4 Nghệ thuật ủy quyền . 18
    3. Giải quyết vấn đề . 19
    DẪN NHẬP
    Ngày nay, xu thế toàn cầu đang hướng đến việc phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư vào nền kinh tế nước nhà, hệ quả tất yếu của chính sách này là rất nhiều doanh nghiệp sẽ được thành lập. Mặt tích cực của hệ quả này là làm cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới được ra đời. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng quyết liệt. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp lâm vào tình trạnh phá sản, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ bãn lĩnh để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này. Chỉ có những doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn thì mới có khả năng trụ vững lâu dài. Để đạt được thành quả đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi họ phải nâng cao nhận thức sao cho quản lý tổ chức thật hiệu quả. Năng lực của cấp quản trị trong một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét nhất thông qua các quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Mỗi quá trình đều có vai trò rất quan trọng, quyết dịnh sự tồn tại của công ty và giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tổ chức là một trong các quá trình của quản trị. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có tổ chức, nó là sự liên kết nội bộ giữa các bộ phận trong công ty, làm nên một thể thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị dễ dàng nắm bắt tình hình để lãnh đạo và kiểm soát. Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhà quản trị cần phải xác định việc làm thế nào để tổ chức một mô hình vừa thống nhất, đem lại hiệu quả hoạt động cao và vừa phải linh động sao cho bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại, đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của chức năng quản trị tổ chức đối với sự phát triển của một doanh nghiệp nên nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn đề về quá trình tổ chức sau đây.



    VẤN ĐỀ 2: CÁC TÌNH HUỐNG, HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN KHI NÀO NÊN TẬP QUYỀN (CENTRALIZATION) VÀ KHI NÀO NÊN PHÂN QUYỀN (DECENTRALIZATION).

    1. Đặt vấn đề
    Cơ cấu tổ chức là phác thảo khuôn khổ của một công ty và hướng dẫn quản lý hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu doanh nghiệp hay nhà quản trị cấp cao thường chịu trách nhiệm cho việc tạo ra cơ cấu tổ chức của công ty họ. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức chính là mức độ tập quyền, phân quyền nhiều hay ít cho các cấp quản trị thấp hơn. Hai loại cơ cấu tổ chức được tìm thấy trong môi trường kinh doanh là tập trung và phân cấp, mỗi cấu trúc tổ chức đều có những lợi thế và bất lợi nhất định cho doanh nghiệp. Nên vấn đề đặt ra ở đây là trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì nhà quản trị nên tập quyền và khi nào thì nên phân quyền để việc sử dụng quyền hạn của mình đạt hiệu quả tốt nhất.
    2. Sự phân chia quyền lực trong tổ chức
    2.1. Các vấn đề về tập quyền

    2.1.1.Khái niệm
    Tập quyền (centralization) còn được gọi là nguyên tắc điều khiển thống nhất (unity of command principle hay chain of command), là phương thức tổ chức trong đó mọi quyết định được tập trung vào chủ sở hữu, quản trị viên tối cao hay cấp quản trị cao nhất của tổ chức.
    2.1.2. Đặc điểm của tập quyền
    Tập quyền được thể hiện dưới dạng cấu trúc tập tổ chức tập trung, là xu hướng quyền lực tập trung vào một người hay vào các nhà quản trị cấp cao nhất mà không hay rất ít được giao phó cho cấp thấp hơn.
    Tất cả các quyết định quan trọng đều được thực hiện bởi nhà quản trị hàng đầu và các cấp quản trị chức năng tham gia vào việc triển khai thực hiện theo hướng dẫn của cấp cao nhất, tất cả các đối tượng và hành động ở cấp độ thấp hơn đều phụ thuộc vào sự chấp thuận của cấp quản trị cao nhất.
    Do mọi quyết định đều được thông qua bởi cấp quản trị cao nhất nên thường thì mô hình tập trung quyền lực không có nhiều cấp quản trị, do đó có ít người quản trị.


    Centralization
    - Ưu điểm:
    + Bảo đảm quyền lực thống nhất, không bị phân tán.
    + Do không có nhiều cấp quản trị nên giảm được các chi phí xét nghiệm, đánh giá tiêu chuẩn, phương pháp, các chi phí văn phòng, máy móc, trang thiết bị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...