Chuyên Đề Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố bảo đảm chất lượng công chức uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
    Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định hai quan điểm lớn bao trùm, xuyên suốt có tính nguyên tắc là:
    Thứ nhất: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"
    Thứ hai: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [44, tr.29].
    Như vậy, con người nói chung và người cán bộ luôn luôn là nhân tố quan trọng và có vị trí then chốt quyết định, có mối quan hệ biện chứng thống nhất, có sự tác động qua lại và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân [18, tr.29]. Trong đó đội ngũ công chức UBND đóng vai trò quan trọng, họ là công bộc của nhân dân,vì vậy họ phải có đạo đức cách mạng, giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suốt đời sống, chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc, của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Họ phải ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mới đủ sức đánh bại chủ nghĩa cá nhân, mới là con người hoàn toàn. Từ quan niệm chung về con người, Hồ Chí Minh nói tới người cách mạng và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với đạo đức cách mạng là nền tảng, là “gốc” của nhân cách làm người. Người đã dạy cán bộ, đảng viên có tài phải có cả đức, đức quyết định. Người nói: "Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [67, tr.210]. “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không ”, “Tuy năng lực và công việc mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [67, tr.568]. Theo Người, đạo đức cách mạng được thể hiện ở nhân, trí, dũng, liêm, được quy tụ ở những chuẩn mực giá trị và nguyên tắc đạo đức là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để nhân dân muôn đời con cháu mai sau sống ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trò của đạo đức trong mối liên hệ không tách rời với năng lực, bởi theo Người không có năng lực thì mọi điều tốt đẹp của con người chỉ dừng lại ở mong muốn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...