Tài liệu Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật












    Văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản luật, có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội .




    1. Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật




    Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), nhất là văn bản luật, có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, thường được ban hành và sử dụng trong một thời gian khá dài, nên khi ban hành cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa học và chính xác. Việc đánh giá tác động của VBQPPL thường được tiến hành trong hai trường hợp: đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL còn gọi là RIA (đánh giá có tính chất dự báo về khả năng tác động của dự thảo VBQPPL) và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (đánh giá kết quả tác động thực tế của VBQPPL trong đời sống xã hội). Đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL nhằm dự báo những tác động tích cực, tiêu cực của dự thảo văn bản để có biện pháp khắc phục chúng trước hoặc sau khi ban hành. Đồng thời, đánh giá khả năng tác động của dự thảo văn bản còn là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả của VBQPPL sau khoảng thời gian thi hành nhất định. Việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác dụng nắm bắt được những gì đang thực sự diễn ra trong thực tế để hoàn thiện VBQPPL nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung trong tương lai.


    Việc đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (gọi chung là đánh giá tác động của VBQPPL) cần phải được tiến hành theo những tiêu chí nhất định với cùng một đại lượng đo và trong cùng một phạm vi xác định. Mỗi loại đánh giá có thể được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau với những tiêu chí khác nhau; song bên cạnh đó, chúng

    cũng có nhiều tiêu chí giống nhau trong việc đánh giá. Tuy nhiên, mỗi loại đánh giá cần chú trọng đến một số tiêu chí chủ yếu nhất định, chẳng hạn, đối với RIA thì cần chú trọng các tiêu chí cơ bản như: chất lượng của dự thảo VBQPPL; mục đích, yêu cầu, phương hướng của văn bản (những kết quả dự kiến đạt được, kể cả những tác động không tốt có thể có); chi phí dự kiến cho việc đạt được kết quả , còn đối với việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL lại phải chú ý nhiều đến các tiêu chí như: kết quả tác động của văn bản trên thực tế (kể cả tích cực và tiêu cực nếu có); chi phí thực tế cho việc đạt được kết quả


    Việc đánh giá tác động của VBQPPL cần được thực hiện trong những phạm


    vi nhất định:




    Trước tiên là ở phạm vi lãnh thổ. Việc phân chia thành các đơn vị lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL phụ thuộc vào đặc điểm về dân cư, địa lý, các điều kiện khác có ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật ở các địa bàn đó. Ngoài ra, việc xác định phạm vi lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL còn phải căn cứ vào giới hạn hiệu lực về không gian của văn bản pháp luật. Không thể đánh giá tác động của VBQPPL ở những vùng lãnh thổ mà nó không có hiệu lực. Tác động của VBQPPL được đánh giá theo nhiều phạm vi không gian: trên phạm vi cả nước; trên địa bàn mỗi địa phương (tỉnh, thành phố,
    huyện, xã .) hay cũng có thể là ở mỗi vùng, khu vực lãnh thổ (như ở các tỉnh đồng


    bằng, ở các tỉnh miền núi, các hải đảo .).




    Tiếp đó, việc đánh giá phải tiến hành trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được giới hạn bằng những thời điểm phát triển có tính chất bước ngoặt trong đời sống chính trị- xã hội hoặc trong hệ thống pháp luật của đất nước. Khi đánh giá tác động của VBQPPL trong các giai đoạn nói trên cần chú ý tới những điều kiện lịch sử về kinh tế, chính trị- xã hội . trong và ngoài nước cũng như mục đích, vai trò đặt ra cho VBQPPL trong giai đoạn lịch sử đó.

    VBQPPL gồm rất nhiều QPPL khác nhau nên việc đánh giá tác động của văn bản có thể được thực hiện đối với từng quy phạm, từng nhóm quy phạm hay toàn bộ VBQPPL. Ngoài ra, có thể đánh giá tác động của VBQPPL theo từng khía cạnh (nhân văn, nghiêm khắc .), từng phương diện (kinh tế, chính trị, xã hội .) hoặc đánh giá một cách tổng thể.


    2. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp


    luật




    2.1. Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật




    Chất lượng của VBQPPL là cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Chất lượng của VBQPPL cần được xem xét cả về hình thức và nội dung của VBQPPL.


    Về hình thức thể hiện, chất lượng của VBQPPL được thể hiện trước hết ở sự


    phù hợp giữa nội dung với hình thức của văn bản. Tiếp đến là mức độ đầy đủ, chặt chẽ của quy trình ban hành văn bản như: thẩm quyền ban hành, quá trình soạn thảo, thông qua; kết cấu của văn bản; tính chặt chẽ, lôgíc, tính chính xác của các thuật ngữ pháp lý được sử dụng, sự trong sáng của lời văn, mức độ phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật hiện có của đa số quần chúng nhân dân.


    Về hình thức cấu trúc, VBQPPL phải được cấu trúc chặt chẽ, logic, khoa học, có chương, phần, điều, khoản phù hợp tạo thành hệ thống thống nhất. Trong văn bản, mỗi quy định, chương, phần cũng có cấu trúc thích hợp. Giữa các bộ phận, các quy định của văn bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau. Đây là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích và tính triệt để trong việc thực hiện pháp luật.

    VBQPPL được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp (không trái với các quy định của Hiến pháp và luật), tính đồng bộ (không chồng chéo, mâu thuẫn, luôn bảo đảm sự thống nhất giữa các QPPL trong cùng một VBQPPL và tính thứ bậc, thống nhất giữa VBQPPL với các VBQPPL khác trong hệ thống pháp luật hiện hành), tính toàn diện (có đầy đủ các quy định cần thiết), tính phù hợp (phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, với các công cụ điều chỉnh khác, với pháp luật quốc tế, với cơ chế thực thi pháp luật hiện hành ) và trình độ kỹ thuật pháp lý cao.


    Nội dung của VBQPPL phải bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế,


    chính trị, văn hoá-xã hội của đất nước. Nó phải phản ánh đúng các quy luật kinh tế, những điều kiện kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước; phản ánh sâu sắc định hướng chính trị xã hội của đất nước, thể chế hoá chính xác, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền và thể hiện ở mức độ cao nhất, đầy đủ nhất ý chí của nhân dân; bảo đảm tính hợp lý trong việc phản ánh và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau như lợi ích của toàn xã hội, của giai cấp, của các nhóm xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân . trên phạm vi cả nước, từng địa phương và mỗi cộng đồng; phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của đất nước; phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế (các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia); đưa ra được phương án tốt nhất với những phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp để thông qua đó có thể đạt được mục đích mong muốn trong
    những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước; đề ra được những mục đích phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, có tính khả thi. Chất lượng của VBQPPL còn thể hiện ở kỹ thuật pháp lý được sử dụng trong việc thể hiện nó thông qua những biểu hiện như sự rõ ràng, chính xác, chặt chẽ của các thuật ngữ, khái niệm được sử dụng trong văn bản và tính minh bạch của VBQPPL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...