Tiểu Luận Các thiết bị vào dữ liệu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CÁC THIẾT BỊ VÀO DỮ LIỆU
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong những năm gần đây, chiếc máy tính là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung và ngày càng là nhu cầu cần thiết đối với mỗi gia đình, mỗi học sinh, sinh viên nói riêng.


    Như chúng ta đã biết, hiện nay máy vi tính đang phát triển rất nhanh.Từ thế hệ 1 Về kỹ thuật: Linh kiện dùng đèn điện tử, độ tin cậy thấp, tiêu hao nhiều năng lượng. Tốc độ tính toán từ vài nghìn đến vài chục nghìn phép tính/giây (1950 - 1959). Thế hệ 2: Dùng linh kiện bán dẫn, chủ yếu là Transistor, bộ nhớ có dung lượng khá lớn. (1959 - 1963). Thế hệ 3: Linh kiện chủ yếu là các mạch tích hợp (IC), các thiết bị ngoại vi được cải tiến dùng rộng rãi đĩa từ. Tốc độ tính toán đạt vài triệu phép tính/giây, dung lượng bộ nhớ trong lên đến vài MB (megabytes) (1964 - 1974). Thế hệ 4: (1974 - 199?) Về kỹ thuật: Mạch tích hợp cỡ lớn, thiết kế các cấu trúc đa xử lý. Tốc độ xử lý đạt đến hàng chục triệu phép tính/giây. Thế hệ 5: Theo đề án của người Nhật máy tính điện tử thế hệ thứ 5 có kiến trúc mới bao gồm 4 khối cơ bản. Một trong các khối đó là máy tính điện tử có kiến trúc như hiện nay và liên hệ trực tiếp với người sử dụng thông qua khối giao tiếp tri thức gồm ba khối con: bộ xử lý giao tiếp, cơ sở tri thức và khối lập trình.


    Bên cạnh sự phát triển không ngừng này ban không khỏi thắc mắc làm sao máy tính có thể hoạt động và làm việc thân thiện với người sử dụng được. Vì vậy bộ phận nhập dữ liệu là một phần không thể thiếu đối với chiếc máy tính.
    Chúng ta luôn thấy sự hiện hữu của chuột, bàn phím, scanner . là các thiết bị nhập dữ liệu. Để tương thích với các thế hệ máy tính trên, với nhu cầu của ngừơi sử dụng thì chuột, bàn phím, scanner . thiết bị nhập dữ liệu cũng phát triển để đáp ứng về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các chuẩn và nhu cầu đó. Một con chuột trở nên thân thiện, một chiếc bàn phím linh hoạt, một máy quét với tốc độ nhanh, công nghệ màu sắc tuyệt hảo là nhu cầu và thách thức đối với bất kỳ nhà sản xuất linh kiện nào.


    Tiểu luận này trình bày nội dung của thiết bị đầu vào, đưa ra được nhu cầu và tính cần thiết của các thiết bị đầu vào. Giúp người đọc có thể hiểu về các thiết bị đầu vào. Các khái niệm, kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của các thiết bị.
    Chiếc máy tính của bạn thật đơn giản nhưng nó chứa ẩn bao nhiêu điều phức tạp mà ta cần phải khám phá. Bạn nghĩ sao khi có một chiếc máy tính chạy với tốc độ xử lý nhanh nhưng thiếu đi thiết bị vào dữ liệu để nó xử lý, phân tích. Tiểu luận này muốn đưa ra cho người đọc hiểu về sự cần thiết của các thiết bị vào dữ liệu như chuột, bàn phím, máy quay, máy quét là các thiết bị nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cho người sử dụng.

    Nội dung tiểu luận gồm:
    1. Tổng quan về chuột, bàn phím, máy quyét, máy quay: Đưa ra nhưng nhu cầu, dự đoán và lịch sử hình thành và phát triển của thiết bị.
    2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị đầu vào: Giới thiệu các khái niệm, đưa ra cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết của các thiết bị đầu vào.

    Mặc dù có nhiều cố gắng tìm tòi, học hỏi nhưng khó tránh khỏi những hạn chế và nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các bạn để giúp chúng tôi hoàn thiện.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Mục lục


    LỜI NÓI ĐẦU 2
    1. Tổng quan về chuột, bàn phím, máy quyét, máy quay: 4
    1.1. Chuột. 4
    1.2. Bàn phím. 4
    1.3. Máy quét. 5
    1.4. Máy quay. 5
    2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị đầu vào: 6
    2.1. Bàn phím (Keyboard). 6
    2.1.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động. 6
    2.2. Chuột. 7
    2.2.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động: 8
    2.3. Scanner: 12
    2.3.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động. 12
    2.4. Máy quay. 21
    2.4.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động. 21
    2.4.1.1. Ống kính (LENS) 21
    2.4.1.2. Các kính lọc (FILTER) 22
    2.4.1.3. Ống ghi và chip CCD 22
    2.4.1.4. Mạch tiền khuếch đại 22
    2.4.1.5. Mạch kích thích chip CCD 22
    2.4.1.6. Mạch xử lý và mã hóa màu 23
    2.4.1.7. Nguồn cấp điện 23
    2.4.1.8. Mạch tạo xung đồng bộ 23
    2.4.1.9. Các mạch lái tia và mạch tạo tín hiệu chỉnh bóng ảnh, đường quét 23
    2.4.1.10. Kính ngắm 23
    2.4.1.11 Các mạch điều khiển 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
     
Đang tải...