Luận Văn Các thể thức tín dụng ĐCCC và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài về lý luận và thực tiễn 1
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 4
    3. Đối tượng nghiên cứu 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    CHƯƠNG I NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH TÍN DỤNG ĐCCC
    1.1 Khái niệm Tín dụng ĐCCC 5
    1.2 Lịch sử hình thành tín dụng ĐCCC 5
    1.2.1 Suy thoái kinh tế tại các nước đang phát triển 5
    1.2.2 Tác động của các cuộc khủng hoảng dầu lửa và khủng hoảng nợ nước ngoài 7
    1.2.3 Sự can thiệp của IMF và WB 12
    1.3 Tính chất và đặc điểm của các thể thức tín dụng ĐCCC 18
    1.3.1 Tính chất và đặc điểm 18
    1.3.2 Mức tín dụng 18
    1.4 Phân loại 20
    1.4.1 Các khoản của IMF 20
    1.4.2 Các khoản của WB 21
    1.5 Điều kiện sử dụng tín dụng 21
    1.5.1 Cải cách tài khoá 22
    1.5.2 Cải cách thương mại 23
    1.5.3 Cải cách khu vực tài chính 26
    1.5.4 Cải cách DNNN và phát triển khu vực tư nhân 32
    1.5.5 Cam kết của chính phủ 35
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÍN DỤNG ĐCCC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
    2.1 Tình hình phân bổ tín dụng ĐCCC 39
    2.2 Tác động và hiệu quả của các khoản tín dụng ĐCCC 42
    2.2.1 Đánh giá của IMF 42
    2.2.2 Đánh giá của P. Mosley 47
    2.2.3 Các đánh giá khác 50
    2.2.4 Tác động đến thu nhập và giảm nghèo 51
    2.2.5 Tác động đến sự thay đổi lâu dài của môi trường chính sách 52
    2.3 Những bài học kinh nghiệm 54
    2.3.1 Không thể coi thị trường là chiếc chìa khoá vạn năng 54
    2.3.2 Các nước phát triển cũng phải điều chỉnh 56
    2.3.3 Quyết tâm và năng lực thực hiện cải cách của các quốc gia được hưởng tín dụng 58
    2.3.4 Độ trễ trong quá trình thực hiện và hiệu lực của chính sách 59
    CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐCCC Ở VIỆT NAM
    3.1 Các khoản tín dụng ĐCCC mà các IFI đã hỗ trợ cho Việt Nam 61
    3.1.1 Thể thức ĐCCC mở rộng ESAF và tín dụng ĐCCC 61
    1. Bối cảnh 61
    2. Mục tiêu đề ra 65
    3. Nội dung điều chỉnh 66
    4. Tình hình thực hiện và hiệu quả 67
    3.1.2 Thể thức tăng trưởng và giảm nghèo (PRGF) và chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) 77
    1. Bối cảnh 77
    2. Mục tiêu đề ra 78
    3. Nội dung điều chỉnh 79
    4. Chi phí cải cách và nguồn trang trải 86
    5. Một số nhận xét về PRGF và PRSC 87
    3.2 Những bài học và khuyến nghị rút ra cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phá triển nói chung 91
    3.2.1 những bài học rút ra 91
    3.2.2 Các khuyến nghị 95
    KẾT LUẬN 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1 Tăng GDP và GDP theo đầu người của các nước đang phát triển, thời kỳ 1965-1992
    6
    Bảng 1.2 Thay đổi trong tỉ lệ trao đổi thương mại của các nước đang phát triển 8
    Bảng 1.3 Các cú sốc đối với các nước đang phát triển không có dầu lửa (thời kỳ 1980-1987 9
    Bảng 1.4 Các chỉ số kinh tế và xã hội của các nước phải điều chỉnh và các nước không điều chỉnh, thời kỳ 1981-1985 12
    Bảng 1.5 Loại biện pháp chính sách trong chương trình SAL/WB thời kỳ 1980-1986 37
    Bảng 2.1 Tỉ lệ các khoản TD ĐCCC trong tổng các khoản tín dụng của WB, 1999-2000 39
    Bảng 2.2 Các nước được hưởng TD theo PRGF của IMF tính đến tháng 2/2001 40
    Bảng 2.3 Các khoản vay điều chỉnh cơ cấu giảm nghèo giai đọan 1996-2001 của WB 41
    Bảng 2.4 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm nước (cuối những năm 70 đầu những năm 80) 49
    Bảng 2.5 Độ trễ tác động ròng của SAL đối với các nước điều chỉnh 61
    Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Việt Nam 1992-1999 70
    Bảng 3.2 Kết quả thực hiện SAC theo đánh giá của WB 72
    Bảng 3.3 Chương trình cải cách DN 3 năm 2001-2003 87

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    AFTA (Asean Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do các nước Asean
    ASEAN (Association of southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    CEPT (Common Effective Preferential Tariffs): Hiệp định chung về thuế quan ưu đãi thực tế
    CIE (Center for International Economics): Trung tâm kinh tế học quốc tế
    DN: Doanh nghiệp
    DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
    ĐCCC: Điều chỉnh cơ cấu
    EFF (Extended Fund Facility): Thể thức cho vay mở rộng của Quỹ
    ESAF (Enhanced Structural Adjustment Facility): Thể thức điều chỉnh cơ cấu mở rộng
    GATT (General Agreement on Tariff and Trade): Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
    GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
    IBRD (International Bank for Reconstruction and Development): Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu
    IDA (International Development Association): Hiệp hội phát triển quốc tế
    IFI (International Financial Institutions): các Tổ chức tài chính quốc tế
    NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước
    IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
    NPL (Non-performing Loan): Nợ tồn đọng, nợ khó đòi
    NTB (Non-tariff Barriers): các hàng rào phi quan thuế
    OED (Organization of Economic Cooperation and Development): Vụ đánh giá hoạt động
    OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries): Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
    PFP (Policy Framework Paper): Văn bản khuôn khổ chính sách
    PRGF (Poverty Reduction and Growth Facility): Thể thức tăng trưởng và giảm nghèo
    PRSC (Poverty Reduction Support Credit): Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo
    PRSP (Poverty Reduction Strategy Paper): Văn bản chiến lược giảm nghèo
    SAC (Structural Adjustment Credit): Tín dụng điều chỉnh cơ cấu
    SAF (Structural Adjustment Facility): Thể thức điều chỉnh cơ cấu
    SAL (Structural Adjustment Loan): Khoản vay điều chỉnh cơ cấu
    SECAL (Sectoral Adjustment Loan): Khoản vay điều chỉnh cơ cấu ngành
    UNDP (United Nations Development Programmes): Tổ chức Chương trình phát triển của Liên hiệp Quốc
    WB (The World Bank): Ngân hàng thế giới
    WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tháng sáu năm 1944, tại Bretton Woods, bang New Hampshire- Mỹ, đứng trước phần thắng tất yếu của phe đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, 44 quốc gia đã thống nhất khai sinh ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (IBRD), ngày nay quen thuộc với tên gọi Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm thiết lập nên những quy tắc của một trật tự kinh tế mới cho thời kỳ hậu chiến. Một loạt tổ chức kinh tế quốc tế đa phương mà trong đó hai tổ chức nói trên có vị thế ít tổ chức nào sánh kịp đã đóng vai trò điều phối nhiều mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới. Trong thời kỳ này, vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển và sự tương tác mạnh mẽ giữa các học thuyết kinh tế khác nhau làm nổi lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đối với phát triển, mà đáng chú ý nhất là việc xác định vai trò tối ưu của nhà nước và của thị trường trong phát triển kinh tế, việc lựa chọn giữa các đường lối tăng trưởng kinh tế theo kiểu hướng nội, hướng ngoại hoặc hỗn hợp, về phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tối ưu, và quá trình tự do hoá và hội nhập với bên ngoài. Thời kỳ “Kỷ nguyên vàng” đánh dấu sự thắng thế của một chính phủ mạnh và hướng nội ở các quốc gia đang phát triển, cùng với sự phổ biến của học thuyết mang đậm tính chất của chủ nghĩa can thiệp kiểu Keynes.
    Những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 chứng kiến nhiều bước ngoặt mới trong quan hệ kinh tế quốc tế: hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, chấm dứt chế độ bản vị đô la; các cú sốc giá dầu và nợ nước ngoài làm bộc lộ những điểm yếu nội tại của một loạt chính sách can thiệp của chính phủ, đưa đến những khó khăn kinh tế lớn buộc nhiều nước đang phát triển phải thực hiện điều chỉnh chính sách để giải toả những vướng mắc cơ cấu, nhằm thích ứng tốt hơn với môi trường quốc tế kém thuận lợi và hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững. Trong nỗ lực củng cố lý do tồn tại của mình, các tổ chức Bretton Woods (các IFI) đã nắm lấy cơ hội này để thực hiện hỗ trợ các nước đang phát triển điều chỉnh chính sách vĩ mô và vi mô thông qua các khoản tín dụng hỗ trợ cho các chương trình điều chỉnh cơ cấu trung hạn. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tân cổ điển coi nhà nước và các chính sách can thiệp của nhà nước là nguyên nhân gây ra những khó khăn kinh tế, các IFI chủ trương hỗ trợ các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu (ĐCCC) theo hướng giảm bớt vai trò của nhà nước, tăng cường vai trò của thị trường và khu vực tư nhân để giải quyết các khó khăn kinh tế bằng cách cho các nước này vay những khoản tín dụng đi kèm điều kiện ĐCCC. Đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, sự sụp đổ của chủ nghĩa xa hội ở Liên Xô và Đông Âu và việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường của một loạt các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã mở rộng thêm dư địa hoạt động cho các khoản tín dụng ĐCCC. Câu hỏi đặt ra là: có đúng là các IFI, điển hình là IMF và WB, với các sứ mạng đặc biệt và ảnh hưởng mà không một tổ chức đa quốc gia nào có thể sánh kịp, đang trở thành những nguồn cố vấn chính sách sáng suốt và trợ thủ đắc lực cho các nước đang phát triển trong quá trình tìm kiếm một mô hình phát triển hợp lý, hay chúng đơn thuần chỉ là những công cụ phổ biến kiểu kinh tế thị trường và xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới phù hợp với lợi ích của các nước OECD, các cổ đông hùng mạnh nhất và đang chi phối mọi quyết định của các IFI ?
    Bởi vì trên thực tế, từ giữa thập kỷ 80 đến nay đã và đang có hàng chục nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam được hưởng những khoản tín dụng ĐCCC của các IFI, nhưng tình trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến, khủng hoảng kinh tế vẫn còn đều đặn xảy ra.
    Chúng ta và nhiều nước đang phát triển khác đã quen với việc hân hoan trước những đánh giá lạc quan của các IFI về nền kinh tế nước mình và ngược lại, nhưng chúng ta không nên quên rằng ngay trước khi cuộc khủng hoảng nợ nổ ra ở Mêhicô vào năm 1982, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tại các nước đang phát triển thì các IFI vẫn còn đưa ra những dự báo rất lạc quan về nền kinh tế nước này, tương tự đối với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Và đó cũng mới chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong những sai lầm của các IFI.
    Việc đánh giá được tác dụng thực chất của các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu đối với các nước đang phát triển tỏ ra là yêu cầu hết sức cần thiết để rút ra những bài học bổ ích giúp các nước có ý định yêu cầu các IFI hỗ trợ các khoản tín dụng ĐCCC để có các đối sách và bước đi phù hợp trong quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình ĐCCC đi kèm các khoản tín dụng này.
    Vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, trong hoàn cảnh bị cấm vận kinh tế và chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện khá thành công một đợt cải cách sâu rộng. Một vài năm sau đó, trong tiến trình đổi mới trong nước, mở cửa và bình thường hoá quan hệ với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã được WB và IMF hỗ trợ nhiều khoản tín dụng ĐCCC tương ứng với một chương trình ĐCCC đầu tiên từ 1994-1997, và một chương trình thứ hai mà chúng ta đã thống nhất với hai tổ chức này vào đầu năm 2001. Các chương trình này liên quan đến nhiều mặt của tiến trình đổi mới, đến phương hướng, chiến lược cải cách kinh tế và thể chế trước đây và hiện nay, của quá trình hội nhập của ta với thế giới bên ngoài, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tổng kết chính thức hoặc học thuật nào đánh giá kết quả về mặt định tính hoặc định lượng của các khoản tín dụng này. Việc phân tích thực chất và tổng kết tác động của các khoản tín dụng này đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vai trò của các IFI trong quá trình này đang trở thành vấn đề cấp bách có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.



    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận này cố gắng giới thiệu tương đối có hệ thống về các
    khoản tín dụng ĐCCC, phân tích và tổng hợp ở mức khách quan nhất có thể tác động của các khoản tín dụng này đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các khoản tín dụng này trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Khoá luận này sẽ nghiên cứu các khoản tín dụng ĐCCC dành
    cho các nước đang phát triển của các IFI mà điển hình như các công cụ SAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu) /ESAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu mở rộng), và hiện nay là PRGF (Thể thức tăng trưởng và giảm nghèo) của IMF, SAL (khoản vay điều chỉnh cơ cấu)/SAC (Tín dụng điều chỉnh cơ cấu) và hiện nay là PRSC (Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo) của WB mà đều có hình thức chung là các khoản tín dụng nhằm hỗ trợ cho các chương trình ĐCCC. Nói đến tác dụng của khoản tín dụng ĐCCC là phải nói đến những tác dụng mà chương trình ĐCCC do khoản tín dụng này hỗ trợ đem lại, vì chính các chương trình này mới là mục tiêu, tâm điểm mà các khoản tín dụng này hướng tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, với
    quan điểm khách quan toàn diện, lịch sử và cụ thể của triết học Mác-xít, các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu và tổng hợp của kinh tế học dựa trên các tài liệu của Việt Nam, IMF, WB, một số tài liệu của các nhà kinh tế học Pháp và Nhật (xem mục Tài liệu tham khảo).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...