Tiểu Luận Các thao tác cơ bản trong hoạt động Đọc - hiểu văn bản của tiết học Đọc văn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong lịch sử nhà trường đã tồn tại sai lầm khá lâu là coi học sinh (HS) chủ yếu như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu tác động của giáo viên (GV). Nhưng trước sự phát triển của xã hội, thời đại, của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, vai trò chủ thể và hoạt động tích cực sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đã được đặc biệt chú ý. Hiện nay, vấn đề phát triển chủ thể HS đang bùng lên với một sức mạnh mới, trở thành xu thế phổ biến, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà phương pháp, nhà sư phạm học.
    Đề cao vai trò chủ thể HS trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung, văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. Phương hướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay mà còn là vấn đề quan điểm nhân văn và nhận thức khoa học (xây dựng những con người mới tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vào năng lực của mình). Chính từ luận điểm này, theo hướng dẫn của Chương trình ngữ văn trung học phổ thông, Đọc - hiểu văn bản đang được xem là khâu trung tâm của quá trình dạy học văn, và đổi mới phương pháp dạy học Đọc - hiểu văn bản văn học là khâu trung tâm của đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN

    TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “ Mối quan hệ giữa văn bản - bạn đọc - học sinh thực chất là mối quan hệ giữa sự tác động của văn bản đến sự tiếp nhận của bạn đọc”, từ đó xác định GV là “chủ thể tác động và định hướng quá trình tiếp nhận những tác động thẩm mĩ của một văn bản văn học cho HS”. “Hoạt động định hướng của GV, theo tác giả là hoạt động hai chiều: định hướng dạy và định hướng học. Định hướng dạy để dẫn dắt, khêu gợi, định hướng những rung động thẩm mĩ của HS nhằm giúp các em tiếp nhận các tác động cụ thể của một văn bản văn học, uốn nắn những sự hiểu sai, hiểu lệch lạc, phát triển và nâng cao năng lực tiếp nhận của HS. Định hướng học nhằm hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển”.
    Như vậy, đọc một tác phẩm (TP) văn học, dù ở mức độ nào thì cuối cùng vẫn phải đi đến mục đích chung là hiểu văn. Khái niệm “hiểu” ở đây không chỉ là nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu mà còn phán đoán ra ý muốn biểu đạt của tác giả, tức là đồng cảm và nắm được những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới người đọc. Có những lúc nhận ra nghĩa của kí hiệu và hiểu ý muốn biểu đạt không khó, nhưng trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng văn thật không đơn giản chút nào.




    CƠ SỞ THỰC TIỄN

    Đối với mỗi GV dạy văn, nếu có ý thức nghề nghiệp, sẽ thấy day dứt về tình trạng dạy văn trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là những năm gần đây. Thực trạng HS không học văn, chất lượng môn văn ở trường phổ thông sút kém là bởi nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến phương pháp dạy học. Một thực tế là lâu nay chúng ta vẫn quan niệm dạy văn là mô hình “dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm”. Giờ học văn chủ yếu là giờ thầy giảng, trò nghe, trò ghi chép, học thuộc một cách thụ động. Theo đó, dạy văn là truyền đạt những điều thầy hiểu về văn cho học trò, ít quan tâm hình thành kỹ năng đọc cho HS, phát huy suy nghĩ của HS. Đã đến lúc ta phải đổi thay quan niệm dạy học văn, đổi thay mô hình và phương pháp dạy học văn. Dạy văn hôm nay là dạy HS Đọc - hiểu văn bản. HS là người chủ động kiến tạo kiến thức văn học trong giờ học dưới sự tác động của thầy. GS. Trần Đình Sử qua bài viết “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn mạnh: “ môn văn trong nhà trường là môn đọc văn. Dạy văn là dạy cho HS năng lực đọc, kỹ năng đọc để HS có thể đọc - hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại”. Dạy đọc văn theo tác giả, “tức là dạy cho học sinh một hoạt động phải làm việc với từng con chữ, với câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó”. Đọc - hiểu văn bản là quá trình đối thoại giữa học sinh, thầy giáo với văn bản. Đó là cuộc đối thoại vượt thời gian, vượt không gian, vượt chênh lệch lứa tuổi để đến với cái thật, cái đẹp, cái thiện. Muốn dạy học văn theo phương pháp mới cần phải xây dựng hệ thống kỹ năng đọc - hiểu văn bản một cách khoa học. Công việc đó đòi hỏi vừa tìm tòi cái mới , vừa kế thừa mọi yếu tố tích cực trong quá trình dạy học văn truyền thống. Đó là công việc lâu dài và của đông đảo các nhà giáo dục, chứ không một cá nhân nào có thể đảm đương được. Tuy vậy, sau hai năm thực hiện hướng dẫn của Chương trình ngữ văn trung học phổ thông về việc đổi mới phương pháp dạy học văn, tôi xin mạnh dạn đề xuất các thao tác cơ bản trong hoạt động Đọc - hiểu văn bản của tiết học Đọc văn (một hoạt động trọng tâm của giờ học) để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn văn.












    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    1/ Tổ chức học sinh tự đọc - hiểu ở nhà
    - Tổ chức cho HS tự đọc - hiểu ở nhà là “tạo tiền đề cho việc cảm thụ ở trên lớp”, góp phần hình thành những cảm xúc, ấn tượng của HS trong bước Đọc - hiểu văn bản trên lớp ; tự đọc ở nhà là bước “ tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn”. Trong giờ lên lớp, trên cơ sở những ấn tượng, cảm xúc hình thành được trong quá trình tự đọc ở nhà của HS, GV “khơi sâu phát triển những ấn tượng đúng đắn và loại trừ đi những cảm xúc và suy nghĩ ban đầu còn chủ quan lệch lạc về TP, về tác giả hay về một nhân vật, một chi tiết trong TP”.
    - Hoạt động tự đọc ở nhà của HS bao gồm nhiều nội dung hết sức phong phú, đa
    dạng đòi hỏi phải có sự định hướng của GV. Ngoài hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong
    SGK, GV cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn việc tự đọc hiểu ở nhà cho HS. Hệ thống câu hỏi này vừa khêu gợi hứng thú, say mê, thích thú, hấp dẫn HS vừa phải hướng dẫn HS đi vào những vấn đề trung tâm, then chốt của TP, vừa có tác dụng chuẩn bị cho hoạt động phân tích, khám phá TP của GV và HS trên lớp.
     
Đang tải...