Tiến Sĩ Các thành tạo trầm tích Mioxen phần Tây bể Cửu Long và mối liên quan của chúng với khả năng chứa chắ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA CHẤT
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN VẼ .ix
    DANH MỤC CÁC ẢNH . xii

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN BỂ CỬU LONG VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU . 9
    1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 9
    1.1.1. Vị trí địa lý 9
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
    1.2. Lịch sử tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí . 11
    1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 . 11
    1.2.2. Giai đoạn 1975 - 2010 . 13
    1.3. Khái quát địa chất khu vực . 15
    1.3.1. Khung cảnh kiến tạo 15
    1.3.2. Địa tầng . 19

    CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Cơ sở lý luận 25
    2.1.1. Các giai đoạn biến đổi đá trầm tích . 25
    2.1.2. Thành phần và phân loại đá trầm tích 29
    2.1.2.1. Thành phần khoáng vật 30
    2.1.2.2. Phân loại đá trầm tích 35
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu . 40
    2.2.1. Phương pháp địa vật lý 40
    2.2.2. Phương pháp thạch địa tầng . 42
    2.2.3. Phương pháp sinh địa tầng 42
    2.2.4. Phương pháp thạch học lát mỏng 43
    2.2.5. Phương pháp nhiễu xạ tia X 44
    2.2.6. Phương pháp hiển vi điện tử quét 44
    2.2.7. Phương pháp phân tích phổ năng lượng tán xạ tia X . 45
    2.2.8. Phương pháp nghiên cứu thạch học nguồn gốc 45

    CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH MIOXEN PHẦN TÂY BỂ CỬU LONG . 48
    3.1. Đặc điểm thạch học khoáng vật . 48
    3.1.1. Phân loại và gọi tên đá . 48
    3.1.2. Thành phần khoáng vật . 48
    3.2. Kiến trúc . 56
    3.3. Nguồn gốc và môi trường thành tạo . 57
    3.4. Nguồn cung cấp vật liệu trầm tích theo thành phần hạt vụn của Dickinson & Suczker, 1979 65
    3.5. Địa tầng hiện nay ở vùng nghiên cứu theo các tác giả . 77
    3.5.1. Thạch địa tầng 77
    3.5.2. Địa chấn địa tầng 80
    3.5.3. Sinh địa tầng 82
    3.6. Sự phân chia địa tầng trầm tích Mioxen theo tài liệu địa vật lý 82
    3.6.1. Tập T10 (Plioxen - Đệ Tứ) . 82
    3.6.2. Tập T20 (Mioxen trên) . 83
    3.6.3. Tập T30 (Mioxen giữa) 85
    3.6.4. Tập T40 (Mioxen dưới) 87
    3.6.5. Tập T50 (Mioxen dưới) 89

    CHƯƠNG 4 NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH CHỨA, CHẮN TRẦM TÍCH MIOXEN PHẦN TÂY BỂ CỬU LONG
    . 93
    4.1. Đặc điểm đá trầm tích 93
    4.2. Đặc điểm biến đổi thứ sinh 98
    4.3. Quá trình tạo đá 104
    4.4. Hệ thống lỗ hổng 106
    4.5. Khả năng chứa dầu khí . 111
    4.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng, độ thấm . 111
    4.5.2. Ảnh hưởng của quá trình biến đổi thứ sinh . 111
    4.6. Đánh giá khả năng chứa 112
    4.7. Đánh giá khả năng chắn 113

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 118
    Kết luận . 118
    Kiến nghị . 119
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122

    MỞ ĐẦU
    Bể Trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực sông Cửu Long. Đây là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam, công tác khảo sát địa chất, địa vật lý tại bể Cửu Long được tiến hành từ những thập niên 70. Với tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng hơn 300 giếng. Bằng kết quả khoan, nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định với tổng sản lượng khoảng hơn 45.000 tấn/ngày.
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc nghiên cứu, phân loại đá cát kết, bột kết là công việc vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu trầm tích luận nói chung, cũng như trong nghiên cứu đá trầm tích vụn cát kết nói riêng. Thạch học các đá trầm tích là một ngành khoa học nghiên cứu sự sinh thành và biến đổi của các đá trầm tích và khoáng sản trầm tích. Thạch học các đá trầm tích nghiên cứu toàn diện thành phần vật chất, kiến trúc, cấu tạo, quy luật phân bố và nguyên nhân thành tạo các đá trầm tích và khoáng sản có liên quan, với mục đích:
    - Xác định chính xác thành phần, kiến trúc, cấu tạo của đá làm cơ sở cho việc xác định nguồn gốc và quy luật và phân bố của đá trầm tích.
    - Nghiên cứu những vấn đề về lý luận trầm tích hiện đại và trầm tích cổ, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành tạo, phân bố các đá và khoáng sản trầm tích để góp phần chỉ đạo tìm kiếm các khoáng sản có ích.

    Các đá trầm tích được hình thành trong những điều kiện trầm tích khác nhau và sau đó lại chịu tác động của những quá trình biến đổi thứ sinh không giống nhau nên đặc tính thấm, chứa của chúng cũng rất khác nhau.
    Việc đẩy mạnh nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất, các đặc điểm đá chứa, đá chắn, cũng như mức độ biến đổi thứ sinh là hết sức quan trọng và cấp bách, giúp chính xác lại đặc điểm trầm tích, cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí của bể.
    Những đặc tính về tướng đá, môi trường thành tạo, thành phần thạch học, tỷ lệ xi măng, tính chất của khoáng vật sét, tỷ lệ cát/sét, bề dày các vỉa chứa và dạng phân bố của chúng . là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm vật lý - thạch học và khả năng thấm, chứa của đá, ngoài những yếu tố nêu trên, độ thấm, chứa bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến đổi thứ sinh của đá, quyết định từ giai đoạn katagene đến giai đoạn metagene.
    Các quá trình biến đổi này làm giảm đáng kể độ rỗng nguyên sinh giữa các hạt, mặt khác lại tạo ra một lượng nhất định các lỗ rỗng thứ sinh dạng hang hốc, khe nứt do hòa tan nén ép và nứt nẻ.
    Từ thực tế và những đòi hỏi, yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Các thành tạo trầm tích Mioxen phần Tây bể Cửu Long và mối liên quan của chúng với đặc điểm chứa - chắn dầu khí” để làm luận án tiến sĩ địa chất tại trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc điểm trầm tích, đá chứa đá chắn, mức độ biến đổi thứ sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng, độ thấm và xác định nguồn cung cấp vật liệu trầm tích Mioxen phần Tây của bể Cửu Long.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là trầm tích Mioxen phần Tây bể Cửu Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...