Luận Văn Các thành phần kinh tế Nhận thức lý luận và thực tiễn Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các thành phần kinh tế:
    Nhận thức lý luận và thực tiễn Việt Nam


    Tóm tắt. Bài viết bàn về vấn đề đa dạng hóa sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin về nền kinh tế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và trở thành nội dung quan trọng của quan điểm Đổi Mới kinh tế ở nước ta. Điều đó đã góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm qua. Tác giả đưa ra một số nhận xét về quá trình hình thành, phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sở hữu và thành phần kinh tế; về triển khai thực hiện các quan điểm đó. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đó là: xây dựng chế độ sở hữu công cộng trong điều kiện Việt Nam hiện nay; quản lý các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp, phân chia các thành phần kinh tế; xây dựng nhà nước phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế nhiều thành phần .


    1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sở hữu và các thành phần kinh tế


    Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) về sở hữu và các thành phần kinh tế là cơ sở lý luận và nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế ở nước ta. Nhìn chung, những quan điểm Đảng đưa ra ngày càng phù hợp hơn với thực tế, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm qua.
    Sự hình thành, phát triển quan điểm của Đảng CSVN về sở hữu và các thành phần kinh tế được thể hiện thông qua Văn kiện tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ Đổi Mới.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986).
    Xuất phát từ tư tưởng của Lênin về nền kinh tế


    nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH), Đảng CSVN đã phê phán những tư tưởng nóng vội trong cải tạo Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bên cạnh việc xây dựng những cơ sở kinh tế mới cho CNXH, cần phải coi trọng cải tạo và sử dụng các cơ sở kinh tế sẵn có bằng những hình thức và bước đi thích hợp. Tuy nhiên, “chúng ta chưa xác định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trương và chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo XHCN. Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh. Đối với kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, ít chú ý những đặc điểm về tính chất của từng ngành, từng nghề, để lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp, có xu hướng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực của cán bộ. Về nội dung cải tạo,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...