Chuyên Đề Các tập đoàn bán lẻ và thị trường Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Các tập đoàn bán lẻ và thị trường Hàn Quốc
    Một thập kỷ gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển và bành trướng của các tập đoàn bán lẻ. Có thể nhìn thấy các siêu thị hay các chuỗi cửa hàng bán hàng hoá trên nhiều dãy phố và các trung tâm thương mại của thành phố. Không chỉ có các công ty bán lẻ trong nước, mà còn dễ bắt gặp các thương hiệu quốc tế lớn như Metro , Parson, Cash & Carry Các tập đoàn này với nguồn lực tài chính mạnh đã xâm nhập vào rất nhiều thị trường có sức tiêu dùng lớn, như Wal-Mart đã nhảy cả và thị trường Châu Âu và Châu Á rộng lớn, hay Carrefour cũng đã xâm nhập vào thị trường với dân số lớn nhất này. Nhưng không phải đến đâu họ cũng gặp xuân sẻ và đứng vững. Cụ thể, Wal-Mart đã phải rút khỏi thị trường Đức và nhường thị trường lại cho một công ty trong nước là Metro. Và đặc biệt hơn là thị trường Hàn Quốc, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, đã có rất nhiều tập đoàn bán lẻ nhảy vào thị trường này nhằm phục vụ những người tiêu dùng Hàn Quốc đang giàu lên nhanh chóng. Nhưng đến năm 2006, đánh dấu những thất bại của các đại gia trên đất nước kim chi này khi lần lượt là Carrefour rồi đến Wal-Mart phải bán các cửa hàng của mình cho các công ty bán lẻ nội địa để tháo chạy trước khi phải nến nhận thêm các kết quả kinh doanh thua lỗ mà các công ty này đang gánh chịu trong suốt thời gian qua.
    Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” có luôn xảy ra trong phân ngành dịch vụ bán lẻ hay không? Thực tiễn cho thấy có những ngoại lệ, và thất bại của Wal-Mart và Carrefour tại Hàn Quốc và Đức là một minh chứng của điều này.
    Hoạt động của các tập đoàn bán lẻ tại thị trường Hàn Quốc

    Đất nước Hàn Quốc là một quốc gia phát triển nhanh của châu Á từ trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sự phát triển vượt bậc này kéo theo là sự nâng cao đời sống của người dân, và chính vì thế đây trở thành thị trường béo bở của các tập đoàn bán lẻ lớn nhòm ngó và thâm nhập nhằm đáp ứng nhu cầu của các thượng đế đang giàu lên nhanh chóng của xứ sở nhân xâm này. Điểm qua ta dễ thấy có rất nhiều các công ty phân phối đang chen chân tại đất nước này.

    Đầu tiên là Carrefour, là một công ty phân phối của Pháp với mạng lưới bán lẻ trên toàn cầu. Đây là tập đoàn phân phối lớn thứ 2 trên thế giới về bán lẻ sau Wal-Mart. Carrefour hoạt động chính tại châu Âu, Brazil, Argentina , và Colombia, nhưng cũng có một số cửa hàng ở Bắc Phi và châu Á. Carrefour, tiếng Pháp nghĩa là ngã tư, ban đầu được thành lập vào ngày 3 tháng 6 năm 1957 chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm gần một ngã tư, thì tính đến tháng 12/2005, tập đoàn Carrefour đã thiết lập mạng lưới phân phối gồm 839 đại siêu thị, 1517 siêu thị, 4316 cửa hàng bán hàng chiết khấu và 331 các cửa hàng tiện lợi ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Tại châu Á, hệ thống đại siêu thị của Carrefour đã có mặt ở Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Đài Loan, Trung Quốc và cả Hàn Quốc. Năm 2005, doanh số bán hàng của Carrefour ở châu Á đạt trên 74 tỷ euro, trong đó hệ thống đại siêu thị đóng góp 43 tỷ euro, hệ thống siêu thị đóng góp trên 13 tỷ euro, cửa hàng bán chiết khấu đóng góp trên 6 tỷ euro và 11 tỷ là doanh số của các loại hình phân phối khác. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Carrefour tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối đại siêu thị, siêu thị, bán hàng chiết khấu và các cửa hàng khác với số lượng 1000. Trong đó, tại Pháp tăng thêm 150, tại châu Âu tăng thêm 600, tại châu Mỹ tăng thêm 160. Riêng ở châu Á, Carrefour đã mở thêm 45 đại siêu thị và 45 cửa hàng bán hàng chiết khấu. Qua đây, ta nhận thấy rất rõ sự tăng trưởng rất nhanh của Carrefour nói riêng và của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, với thị trường Hàn Quốc, mặc dù đã thâm nhập vào đây khá sớm từ năm 1996, tuy nhiên hoạt động của công ty này có vẻ cầm trừng và chưa phát triển mạnh mẽ. Sau vài năm, Carrefour mới chỉ có 31 cửa hàng và siêu thị, thị phần nắm được trên thị trường chưa cao.

    Nhảy vào thứ hai là Wal-Mart, chậm hơn hai năm nhưng nó lại có lợi thế vì đây là công ty phân phối lớn nhất thế giới. Sam Walson sáng lập ra tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới này vào năm 1940 tại Des Moines, Iowa. Nhưng tới tận năm 1962, Wal-Mart mới mở những cửa hàng đầu tiên tại Arkansas. Đến năm 2005, doanh số đạt 312.4 tỷ USD, có 3800 cửa hàng ở Mỹ, 3800 cửa hàng trên thế giới. Có mặt ở trên 15 nước, hơn 1.6 triệu “cộng tác viên”, 138 triệu lượt khách mỗi tuần. Chỉ trong 45 năm, tập đoàn Wal-Mart đã phát triển nhanh chóng, trở thành doanh nghiệp có doanh số bán cao nhất thế giới. Với qui mô lớn, Wal-Mart có thể gây sức ảnh hưởng lớn đến nhiều hãng sản xuất và khu vực. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả chính sách và chính trị của quốc gia. Lợi thế lớn nhất và cũng chính là yếu tố thành công chủ chốt là nhờ những đơn đặt hàng khổng lồ của Wal-Mart khiến cho đầu vào của nguồn hàng khá rẻ, dẫn đến giá thành bán ra rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh, thu hút được đại đa số người dân. Với nguồn lực và sức mạnh của mình như thế, Wal-Mart đã nhanh chân thâm nhập vào thị trường phân phối toàn cầu. Wal-Mart điều hành hoạt động của phân nhánh Wal-Mart International với 2700 cửa hàng tại 14 quốc gia. Theo báo cáo tài chính năm 2006 của tập đoàn này, doanh số bán hàng quốc tế chiếm 20.1% tổng doanh số của Wal-Mart trong năm 2006. Các cửa hàng thuộc sở hữu toàn phần của Wal-Mart đặt tại Argentina, Brazil, Peurto Rico, Anh Quốc. Tổng số cửa hàng Wal-Mart tại thị trường quốc tế là 1840 đơn vị cửa hàng, không bao gồm các trung tâm phân phối. Đối với thị trường Châu Á, Wal-Mart rất coi trọng vì đây là thị trường có dân số rất lớn, và nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn còn rất lớn vì hệ thống phân phối ở các nước này vẫn chưa phát triển. Trở lại với Hàn Quốc, xâm nhập vào đây từ năm 1998, nhưng Wal-Mart đã mạnh tay đầu tư những hạng mục lớn, xây dựng những cửa hàng cũng như các trung tâm phân phối. Với nguồn hàng dồi dào và phong phú cộng với kinh nghiệm quản lý quốc tế về phân phối hàng hoá bán lẻ của mình, Wal-Mart kì vọng sẽ chiếu lĩnh thị trường Hàn Quốc trong một sớm một chiều. Và không phải quá lời khi ông John Menzer - Chủ tịch Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Tập đoàn bán lẻ Wal-Mart - tuyên bố “Hết quốc gia này đến quốc gia khác, thế giới đã và đang khám phá giá trị to lớn của việc mua hàng tại Wal-Mart”, và lần này Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ.

    Mới đầu thâm nhập vào thị trường, người tiêu dùng sứ Hàn ồ ạt kéo đến những cửa hàng, siêu thị cỡ lớn như Wal-Mart và Carrefour vì sự tò mò, để được thưởng thức phong cách tiêu dùng phương tây với những núi hàng ngồn ngộn mà thoả sức mua sắm của mình. Dường như với chiến lược thâm nhập vào thị trường này, các công ty phân phối quốc tế đã nắm được nhu cầu tiêu dùng của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, về chủng loại và khối lượng hàng hóa thì Carrefour và Wal-Mart lại tỏ ra vượt trội so với các công ty phân phối nội địa với những mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép . nhập từ khắp nơi trên thế giới, và với thiết kế dạng nhà kho nên các cửa hàng của các công ty này có thể chứa được rất nhiều hàng hoá với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Một điểm mạnh lớn nhất trong bán hàng của các hệ thống bán lẻ khổng lồ như Wal-Mart và Carrefour là hàng hoá nhiều và rất rẻ. Để có được nguồn hàng này họ đã dựa vào lợi thế là người luôn mua hàng hoá với số lượng lớn và ổn định nên đã buộc các nhà sản xuất cạnh tranh nhau về giá và chỉ mua hàng của người bán có giá thấp nhất.
     
Đang tải...