Luận Văn Các tầng đá mẹ bể Cửu long thuộc thềm lục địa Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Đá mẹ trong các trầm tích bể Cửu Long bao gồm: Các tập sét tầng
    Oligocene dưới + Eocene trên, các tập sét tầng Oligocene trên và các tập sét tầng Miocene
    dưới. Tầng Oligocene dưới + Eocene trên là những tập sét chứa vật chất hữu cơ, hàm lượng
    TOC(%): 1.19-2.87%, kerogen kiểu II, đôi khi là kerogen kiểu I, III. Tầng Oligocene trên là
    các tập sét chứa vật liệu hữu cơ phong phú nhất, TOC(%): 1.14 - 4.0%, kerogen kiểu II, đôi
    khi kiểu I và III. Tầng Miocene dưới là các tập sét nghèo vật chất hữu cơ, (TOC%): 0.64-
    1.32%), kerogen kiểu III. Trầm tích Oligocene chứa vật chất hữu cơ chủ yếu có nguồn gốc môi
    trường đầm hồ, cửa sông, vũng vịnh (vùng nước lợ). Trầm tích Miocene dưới chứa vật liệu
    hữu cơ có nguồn gốc môi trường lục địa (loại thực vật bậc cao).
    1.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TẦNG ĐÁ MẸ Ở BỂ CỬU LONG
    Trong thời gian 1986-2000, Vietsovpetro (Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thúy Quỳnh và
    những người khác) trên cơ sở cột địa tầng và tài liệu Carota của từng giếng khoan khu vực cấu
    tạo Bạch Hổ, Rồng, Cửu Long, Trà Tân, Đồng Nai, Tam Đảo, Ba Vì và Bà Đen đã phân chia
    được các tầng đá mẹ khác nhau đó là các tầng đá mẹ Miocene dưới, Oligocene trên và
    Oligocene dưới +Eocene trên.
    Song song với công tác nghiên cứu của Vietsovpetro, Viện Dầu Khí Việt Nam cũng tiến
    hành tổng hợp các số liệu địa hóa của bể Cửu Long như sau:
    - Ở bể Cửu Long chỉ có duy nhất một tầng đá mẹ sinh dầu tuổi Oligocene. Đó là tầng đá
    mẹ rất giàu vật chất hữu cơ (VCHC) và kerogen chủ yếu là loại I và II nên có tiềm năng sinh
    rất lớn và tác giả gọi tầng đá mẹ Oligocene này là Damoli.
    - Trầm tích Miocene và Pliocene – Đệ tứ rất nghèo vật chất hữu cơ và ưu thế là kerogen
    loại III; vì vậy, nó chỉ đóng vai trò sinh khí, song ở mức độ không đáng kể.
    - Các đá móng trước Kainozoi hoàn toàn không có khả năng sinh dầu khí.
    Từ năm 2000 trở lại, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí đã đưa ra các đặc tính địa hóa
    của từng tập trầm tích có khả năng sinh dầu, đó là Miocene dưới, Oligocene trên (tập C + D),
    Oligocene dưới (tập E) và sự phân bố các chỉ tiêu TOC, S2, HI và môi trường tích lũy VLHC
    cho toàn bộ trầm tích Oligocene. Các tác giả nêu lên đặc điểm địa hóa của từng tập và quy mô
    phân bố của một số chỉ tiêu TOC, S2, HI và môi trường tích lũy theo không gian của Oligocene
    trên toàn bộ bể.
    Gần đây, khi tiến hành tìm kiếm dầu khí ở lô 01, 02 của Công Ty Lam Sơn JOC, Nguyễn
    Quyết Thắng đã cho rằng các bẫy chứa muốn có dầu phải nằm dưới tập D, coi như tập D là
    chắn lý tưởng cho các bẫy chứa là móng, Oligocene dưới và đáy của Oligocene trên (trang
    410) [7].
    Qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, cho thấy một số công trình
    nghiên cứu chỉ dừng lại ở công tác tổng hợp các giếng khoan đã khoan trên các cấu tạo trong
    khu vực bể Cửu Long, chưa có đánh giá về qui mô phân bố của tầng đá mẹ, một số công trình
    nghiên cứu thể hiện tính logic của sự phong phú VCHC, quá trình sinh dầu khí chưa thật
    thuyết phục. Ngoài ra, một số công trình chưa chú ý tới vị trí phân bố trong không gian của các
    tập sét là tầng đá mẹ, số khác lại không để ý tới mối quan hệ về quy luật phân bố trầm tích với
    TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 04 - 2008
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 29
    khả năng tích lũy VCHC và quá trình sinh dầu của nó. Hơn nữa, đặc tính địa hóa cũng như khả
    năng sinh dầu khí của VCHC cũng thiếu tính logic, không phù hợp với thực tế, v.v
    Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn về độ giàu VCHC, loại VCHC, quá trình sinh dầu
    của mỗi tầng đá mẹ, đồng thời xem xét các yếu tố nêu trên được phân bố trong không gian của
    các tầng đá mẹ này ở bể Cửu Long là hết sức cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...