Tiểu Luận Các tác động chủ yếu của du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo môn tổng quan du lịch
    Đề tài: CÁC TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DU LỊCH
    Định dạng file word


    I. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ-XÃ HỘI.
    A. VỀ MẶT KINH TẾ.
    1.Đối với du lịch nội địa :
    - Du lịch tham gia tích cực vào qúa trình tạo nên thu nhập quốc dân( sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật ) làm tăng tổng sản phẩm quốc nội.
    - Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.
    - Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.
    2. Đối với du lịch quốc tế chủ động:
    a - Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
    Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Xuất nhập khẩu dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập niên này.
    Trong những năm qua, số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, từ 250.000 lượt khách năm 1990 lên đến gần 3.6 triệu lượt người năm 2006, tăng trung bình 20%/ năm. Trong 9 tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế ước tính là 3.171.763, tăng 18.5% so với cùng kỳ năm 2006. Doanh thu từ du lịch là 1.6 tỷ USD năm 2004, hơn 1.7 tỷ USD năm 2005, 3 tỷ USD năm 2006. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ có từ 6 – 6.5 triệu lượt khách quốc tế, nâng tổng doanh thu lên 4 – 5 tỷ USD. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900USD đã góp phần đẩy doanh thu « xuất khẩu tại chỗ » năm 2005 lên 3 tỷ USD
    Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chủ yếu qua đường tour, do các công ty lữ hành trong nước tổ chức. Các công ty nước ngoài đảm nhận chi phí vé máy bay hoặc chi phí vận tải khách đến Việt Nam. Các hãng điều hành tour của Việt Nam thu chi phí các khoản dịch vụ liên quan đến đi lại, ăn ở, tham quan . tại Việt Nam. Nếu chúng ta tổ chức các tour ngay từ nước ngoài thì phần thu ngoại tệ sẽ cao hơn nữa .
    b - Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
    Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản . theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán. “Kim ngạch” của ngành này mang lại chính là doanh thu hàng hoá và dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Việt Nam. Năm 2000, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ ước gần 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD. Con số này trong năm 2004 là 1.6 tỷ USD, tăng khoảng gần 25.000 tỷ. Do đó, hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại một hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế.
    c - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    Ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu hút được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. Năm 2006, ngành này thu hút được tổng số vốn đầu tư là 609 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2006. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2.75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có quy mô và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép như dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia - Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư. Đây là dự án rất lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD; dự án của tập đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) triển khai thực hiện xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp trên diện tích 4.6ha tại khu Cầu Giấy; tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại vị trí sát trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Tại khu vực miền Trung, tập đoàn Banyan Tree (Singapo) đã nhận giấy phép đầu tư 276 triệu USD xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, sân golf tại khu kinh tế Chân Mây ( Thừa Thiên Huế); tập đoàn Indochina Capital đầu tư xây dựng khu du lịch biển 5 sao Ngũ Hành Sơn với 250 phòng, 150 căn hộ cao cấp và 40 biệt thự cùng nhiều dịch vụ giải trí cao cấp khác với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD trên diện tích 20ha ; Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu phòng khách sạn cao cấp ở các trung tâm du lịch lớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt vào mùa cao điểm trong năm (điển hình như năm APEC 2006). Năm 2006, Hà Nội đã đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 100% so với năm 2000 nhưng số lượng phòng khách sạn so với năm 2000 chỉ tăng 35% (9.207 phòng lên 12.425 phòng). Hiện nay, Hà Nội còn 8 khách sạn 5 sao với 2.361 phòng, 6 khách sạn 4 sao với 992 phòng, 21 khách sạn 3 sao với 1.363 phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...