Luận Văn Các sắc thái cảm nhận về các tôi trữ tình trong thơ xuân diệu.

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Mở đầu

    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    III- PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    IV- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    VI- CẤU TRÚC TIỂU LUẬN:

    NỘI DUNG:

    Chương I:

    GIỚI THUYẾT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁI TÔI

    TRỮ TÌNH TRONG THƠ MỚI.

    1.1- Khái niệm cái tôi trữ tình

    1.1.1- Cái tôi

    1.1.2- Cái tôi trữ tình

    1.1.3- Các phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ ca.

    1.2- Sự xuất hiện cái tôi trữ tình trong Thơ mới.

    1.2.1- Cơ sở xã hội cảu sự xuất hiện cái tôi trữ tình trong Thơ mới.

    1.3- Giới thiệu chung về sự đóng góp của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới.

    Chương II:

    CÁC SẮC THÁI CẢM NHẬN VỀ CÁC TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU.

    2.1- Xuân Diệu – Một cái tôi độc đáo, tích cực thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống.

    2.2- Xuân Diệu – Hồn Thơ cô đơn ngay chính giữa cuộc đời.

    Chương III:

    CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU.

    3.1- Cái tôi trữ tình nhập thân vào đối tượng phản ánh

    3.2- Cái tôi được biến hóa qua nhiều hình ảnh.

    3.3- Sự đồng nhất của cái tôi trữ tình với thiên nhiên.

    KẾT LUẬN:

    Tài liệu tham khảo

    A- Phần mở đầu

    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Hơn nữa thể kỷ đã trôi qua, kể từ ngày phong trào Thơ mới ra đời (1932) và cũng chừng ấy thời gian để cho người yêu thơ đọc và suy ngẫm. Đến hôm nay, Thơ mới vẫn nguyên giá trị và khẳng định vị thế của mình đối với nền thơ ca Việt Nam nói riêng cùng như đối với tiến trình văn học Việt Nam nói chung. “ Chỉ cần giả sử nếu không có Thơ mới cũng không có Thế Lữ, Lưu Trọng Lự, Xuân Diệu, Huy Cận, Hà Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Anh Thơ . thì thơ ca sẽ nghèo đi bao nhiêu, sẽ mất đi rất nhiều hương sắc và thiếu đi nhiều mặt để cho một nền thơ ca dân tộc đạt đến tính hiện đại” (1), “Thơ mới là một bước phát triển quan trọng xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam, đưa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thơ ca” (2).

    Chỉ trong vòng 15 năm phát triển, Thơ mới đã có những thành tựu lớn góp phần to lớn đối với sự phát triển của nền thơ ca nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.

    Một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca nói chung và Thơ mới nói riêng là cái tôi trữ tình. Đây là một lĩnh vực được giới phê bình nghiên cứu rất quan tâm nhưng vẫn còn nhiều thú vị cần khám phá.

    “Thơ mới là thưo của cái Tôi ” (Lê Đình Kỵ) cái tôi trữ tình với tư cách là hạt nhân của thể loại trữ tình ngày càng được chú ý và khảo sát ở nhiều góc độ.

    Cái tôi trữ tình không phải chỉ đến Thơ mới mới xuất hiện nhưng cách biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới đã mang sắc thái riêng của các nhà thơ.

    Riêng đề tài này chúng tôi sẽ đi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám 1945.

    Xuân Diệu ra đời như một đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Hơn bất cứ nhà thờ nào khác, ông đã bộc lộ trong thơ một cái tôi trữ tình phong phú và độc đáo. Tìm hiểu phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình đó cũng là một hướng tiếp cận với thế giới nghệ thuật riêng Xuân Diệu nhằm qua đó hiểu rõ hơn bút pháp và phong cách của nhà thơ.

    Trong toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu trước 1945, thơ tình yêu là mảng đề tài ông chú tâm nhiều nhất và đồng thời nó cũng đem lại cho thơ ông một giọng điệu riêng. Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác trong thế giới thơ trước cách mạng. Cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu đã bộc lộ một cách đầy đủ và trọn vẹn trước hết và chủ yếu qua mảng lớn những bài thơ về tình yêu.


    (1) Vũ Thanh Việt, Thơ mới lãng mạn những lời bình, “NXBVHTT, H 2000, trang 73”

    (2) Vũ Thanh Việt, “Thơ mới lãng mạn những lời bình”, NXBVHTT, H 2000, trang 74

    Vấn đề này đã có nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đi sâu vào cái tôi trữ tình với những phong cách thẩm mĩ hoàn toàn hiện đại.

    Xuân Diệu là nhà thơ lớn với những tác phẩm được đưa vào chương trình phổ thông. Tìm hiểu thêm về cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu là để nắm chắc, bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức bổ ích của chương trình đại học làm cơ sở phục vụ cho tương lai giảng dạy của chúng tôi.

    II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

    Xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình có nhiều ý kiến bàn luận:

    Vũ Tiến Long: “Nửa thế kỷ thơ Việt ” khái quát được quy luật vận động của thơ trữ tình Việt Nam nửa thế kỷ qua. Khái quát bộ mặt của thơ Việt Nam với kiểu cái tôi trữ tình mới ca ngợi cuộc sống và sự hoà nhập cuộc sống.

    Lê Lưu Oanh: “Cái tôi trữ tình qua một số hình tượng thơ 1975-1990”. Khái quát bản chất chủ quan của thể loại trữ tình và khái niệm cái tôi trữ tình.

    Riêng thơ mới thì không thể không kể đến công trình nghiên cứu của Hoài Thanh – Hoài Chân “Thi nhân Việt Nam”. Theo Hoàn Thanh – Hoài Chân thì một trong những đóng góp của Thơ mới đó là cái tôi.

    Ngày thứ nhất . chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam nó thật lỡ ngỡ. Và từ đây cái tôi được nhắc đến với nhiều dáng vẻ (Hà Minh Đức).

    Lê Đình Ky cũng khẳng định “Thơ mới là thơ của cái tôi ”. Riêng về tác gia Xuân Diệu thì có một số bài viết nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ ông của một số tác giả như Lê Quang Hưng, Lưu Khánh Thơ.

    Các công trình, các bài viết nghiên cứu về tôi trữ tình nói chung và phương thức biẻu hiện cái tôi chữ tình trong thơ xuân diệu nói riêng là chỗ dưạ, tài liệu tham khảo không thể thiếu giúp chúng tôi nghiên cứu thêm về đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...