Tài liệu Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

    1. Vài nét về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
    1.1. Khái niệm:
    Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
    1.2. Các bên tham gia
    a. Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).
    b. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer).
    c. Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
    d. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK.
    e. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
    f. Ngân được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong L/C thì:
    - Thanh toán (pay)cho người thụ hưởng
    - Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn
    - Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ
    - Chịu trách nhiệm trả chậm (deferrer payment) giá trị của L/C. Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...