Chuyên Đề Các rủi ro thanh khoản nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Vào tháng 7 năm 2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn.
    - 9/7/2004: Một đại gia trong ngành Ngân hàng Nga - Guta Bank - thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương đương (345 triệu USD). Ngân hàng đã đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM
    - 10/7/2001: Ngay sau khi Guta khoá các tài khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự
    - 16/7/04: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngoài các toà nhà NH để chờ đến lượt rút tiền
    - 17/7/04: Ngân hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng lại tiết lộ họ có trong tay danh sách đen với 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản.
    - 18/7/04: Thống đốc NH trung ương Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố không hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng 7% từ xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp cứu Guta.
    - 20/7/2004 Nhiều ngân hàng đã sụp đổ. Những người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời. Phản ứng của chính phủ bao gồm kế hoạch để Vneshtorgbank của nhà nước mua lại Ngân hàng Guta
    - 27/7/2004: Phó chủ tịch Uỷ ban Tài chính Duma Nga Pavel Medvedev tuyên bố trong tuần, các ngân hàng sẽ thoát khỏi tình trạng tồi tệ như hiện nay.
    - 8/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ. Putin đã thành công trong việc tăng cường vai trò và sở hữu của nhà nước đối với ngành ngân hàng – vốn đã bị tư nhân hóa ồ ạt sau khi Liên xô cũ sụp đổ.
    Nguyên nhân do đâu?
    - Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga hiện có quá nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là TCTC nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp.
    - Các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé. Hiện 90% ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10 triệu USD.
    - Ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được biện pháp hiệu quả nào khác để giải quyết vấn đề.
    Bài học rút ra
    - Vấn đề quản lý các ngân hàng thương mại?
    - Vấn đề vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại?
    - Những biện pháp cần thiết cấp bách của ngân hàng nhà nước trong việc giải quyết khủng hoảng, tránh lây lan theo dây chuyền?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...