Luận Văn Các quy phạm Luật Quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Các quy phạm Luật Quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia
    Giới thiệu chung

    1. Áp dụng quy phạm luật quốc tế ở Mỹ
    2. Áp dụng quy phạm luật quốc tế ở Liên Xô trước đây và ở Nga hiện nay
    3. Áp dụng luật quốc tế ở một số quốc gia trên thế giới
    4. Áp dụng luật quốc tế ở Việt Nam
    5. Kết luận

    Nếu như trong toán học có khái niệm về hai đường thẳng song song, thì trong luật học có khái niệm về hai hệ thống pháp luật (HTPL): Luật quốc gia và Luật quốc tế. Hai đường thẳng song song đó có cắt nhau hay không và cắt nhau ở đâu còn là vấn đề tranh luận trong toán học, mặc dù đã có quan điểm chứng minh rằng chúng sẽ gặp nhau ở điểm “vô cùng”. Vậy, còn trong luật học, hai HTPL có mối quan hệ với nhau như thế nào trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính quốc gia và quốc tế; và trong từng trường hợp cụ thể thì hiệu lực quy phạm pháp lý của hệ thống nào cao hơn? Học thuyết này thì cho rằng đó là hai hệ thống độc lập, học thuyết khác lại khẳng định cả hai hệ thống đó là một, và theo quan điểm thứ ba thì đó là hai hệ thống cùng song hành tồn tại độc lập nhưng không phải là tuyệt đối. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ ba này, nhưng vấn đề ở chỗ là chưa có học thuyết nào trong thực tiễn khoa học pháp lý quốc tế khẳng định vị trí của luật quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia (HTPLQG), mặc dù pháp luật của nhiều nước trên thế giới luôn đặt luật quốc tế ở vị trí “ưu ái” hơn luật quốc gia.
    Theo lý luận luật quốc tế hiện đại thì luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, tức là quan hệ với bên ngoài lãnh thổ quốc gia, còn luật quốc gia thì điều chỉnh các quan hệ trong lãnh thổ của quốc gia mình. Nhưng tính độc lập của hai HTPL này không phải là tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hoá các mối quan hệ ngày nay cần có sự đen xen điều chỉnh của hai HTPL này. Trong khuôn khổ bài viết có hạn chúng tôi xin được nêu lên một số vấn đề về sự tương tác giữa hai HTPL, sự chuyển hoá các quy phạm luật quốc tế vào HTPLQG, làm sáng tỏ thêm về sự “ưu tiên” áp dụng quy phạm luật quốc tế hơn so với luật quốc gia trong quan hệ quốc tế và trong những vụ việc cụ thể có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra một số ví dụ về việc áp dụng các quy phạm quốc tế ở một số nước trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...