Luận Văn Các quy định pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các quy định pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
    Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu về vốn cho phát triển, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế là rất lớn, cùng với các định chế tài chính như: Các công ty tài chính, thị trường chứng khoán, thì hệ thống ngân hàng (đại diện là các Ngân hàng Thương mại) là các “kênh” cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
    Với vai trò, vị trí của mình, các Ngân hàng Thương mại có chức năng đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, nó là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển. Các ngân hàng Thương mại - với tư cách là một trung gian tài chính – Là nơi được thực hiện huy động tiền gửi từ phía công chúng – có trách nhiệm hoàn trả vốn vay của người gửi, thực hiện việc môi giới giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường thông qua việc cho vay.
    Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng Thương mại. Để đảm bảo cho Ngân hàng Thương mại có thể duy trì và phát triển vững chắc đòi hỏi hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại phải an toàn và hiệu quả. Để bảo đảm vốn vay của mình, thì toàn bộ các khâu trong quy trình cho vay phải được tuân thủ nghiêm ngặt (từ khâu nhận hồ sơ vay vốn đến ra quyết định Cho vay, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ).
    Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là hoạt động của Ngân hàng Thương mại, thông qua việc cho vay ngân hàng thực hiện việc điều hoà vốn trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức phân phối vốn nhàn rỗi thông qua việc huy động tiền gửi trong công chúng (có thời hạn) nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội.
    Trong mối quan hệ này thì các Ngân hàng Thương mại là người cho vay. Có quyền lựa chọn khách hàng (người vay) để cho vay dựa trên các điều kiện, yêu cầu nhất định, có thể là yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc cho vay không có bảo đảm Đây là các cơ sở pháp lý bảo đảm cho phía các Ngân hàng Thương mại thu hồi được vốn (gốc + lãi) theo thời hạn đã thoả thuận trước, qua đó cũng phân biệt quan niệm cho vay với việc cấp phát của ngân sách nhà nước bởi đặc trưng của cho vay là việc phải có sự hoàn trả.
    Hoạt động cho vay luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro, bởi đây là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh nói chung. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay, ở tất cả các nước trên thế giới đều có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề cho vay có bảo đảm bằng việc thế chấp tài sản. Trong trường hợp này thì tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cần lưu ý rằng sự bảo đảm này là cơ sở để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai (bởi nếu nguồn thu từ hiệu quả dự án đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh đưa lại) không đạt kết quả cao, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ áp dụng với những khách hàng có uy tín, lịch sử tín dụng không cao đối với các ngân hàng.
    Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay trong các Ngân hàng Thương mại có thể tiếp cận một cách có hệ thống các quy định pháp luật quốc tế cơ bản điều chỉnh về vấn đề này.
    Đặc biệt hiện nay chúng ta đang thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài “1”.
    Đồng thời, qua việc nghiên cứu cũng xem xét các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản Mục tiêu điều chỉnh hoạt động cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản và làm rõ các vấn đề sau:
    + Đề tài chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.
    + Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại.
    + Làm rõ các vấn đề lý luận về thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật Việt Nam. Có so sánh với pháp luật quốc tế.
    Bao gồm: Lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo.
    - Luận văn gồm 3 chương.
    + Chương I: Những vấn đề chung về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.
    + Chương II: Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam.
    + Chương III: Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.
     
Đang tải...