Tiểu Luận Các quy định pháp luật về điều kiện chi ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 8/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – MỞ BÀI
    Ngân sách Nhà nước được coi là “đạo Luật ngân sách thường niên” của quốc gia. Nhìn nhận ngân sách nhà nước dưới phương diện pháp lý thì Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước 2002). Trong khái niệm đó, ta có thể thấy hai bộ phận chủ yếu cấu thành nên ngân sách nhà nước, đó là phần thu và phần chi. Thu và chi ngân sách nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ trong đó thu NSNN là cơ sở, nền tảng của chi NSNN; chi NSNN chỉ có thể thực hiện trên cơ sở phân phối các nguồn thu ngân sách. Nhà nước huy động các nguồn thu bằng nhiều phương thức khác nhau với mục đích đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu rất lớn của Nhà nước về kinh tế kinh tế chính trị, Xã hội, an ninh quốc phòng và quản lý nhà nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chi tiêu có hiệu quả, sử dụng hợp lý để tận dụng triệt để các nguồn thu, tránh lãng phí, thất thoát? pháp luật thực định Việt Nam đã có những quy định cụ thể về điều kiện chi ngân sách nhà nước. Trong phạm vi bài tập học kỳ này, người viết sẽ trình bày các quy định pháp luật về điều kiện chi ngân sách nhà nước cùng những bình luận về quy định đó và thực tiễn áp dụng những quy định đó như thế nào.
    B – NỘI DUNG
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
    Ngân sách nhà nước được coi là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với Nhà nước và mang tính lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử. Nói đến ngân sách nhà nước là đề cập đến hai loại hình hoạt động tài chínhluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành tài chính cơ bản của Nhà nước, đó là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi ngân sách. Chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu NSNN. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Mục đích của chi NSNN là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Chi NSNN là nội dung của chấp hành ngân sách nhà nước nên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và hành chínhluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành hành chính nhà nước các cấp. Căn cứ để thực hiện chi ngân sách nhà nước là dự toán ngân sách hàng năm, quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó. Do hoạt động thu ngân sách nhà nước vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động thu ngân sách nhà nước.
    Luật ngân sách nhà nước 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng ở dạng liệt kê, tại Khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.
    Như vậy, ta có thể hiểu chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng cơ cấu nên đạo luật thường niên ngân sách nhà nước. Vậy chi ngân sách nhà nước mang những đặc điểm gì?
    2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
    Dựa trên những khái niệm về chi ngân sách nhà nước đã được đưa ra, ta có thể thấy chi ngân sách nhà nước mang những đặc điểm sau:


    A – Mở bài 1
    B – Nội dung 2
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
    1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước 2
    2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước 3
    3. Phân loại chi ngân sách nhà nước 5
    4. Phương thức chi ngân sách nhà nước 7

    II. ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH – MỘT SỐ BÌNH LUẬN 8
    1. Sự cần thiết phải có những điều kiện luật định đối với hoạt động chi ngân sách nhà nước 8
    2. Các điều kiện cụ thể chi ngân sách nhà nước 9
    2.1. Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao 9
    2.2. Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn,
    định mức do cấp có thẩm quyền quyết định 12
    2.3. Khoản chi dự định thực hiện phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi 13
    2.4. Các điều kiện cụ thể khác 15
    2.4.1.Khoản chi dự định thực hiện phải có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán đầy đủ 15
    2.4.2. Khoản 4 Điều 51 NĐ 60/2003/NĐ-CP 15
    2.4.3. Khoản 5 Điều 51 NĐ 60/2003/NĐ-CP 16

    III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    1. Những kết quả đạt được 16
    2. Những điểm bất cập 18
    3. Nguyên nhân của những bất cập 20
    4. Các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu qủa áp dụng các điều
    Chi ngân sách nhà nước 22
    C – KẾT LUẬN 24

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    - Giáo trình luật ngân sách nhà nước – ĐH Luật
    - Luật NSNN 2002
    - Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
    - Nghị định 60/2003/NĐ-CP
    - Thông tư 79/2003/TT-BTC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...