Luận Văn Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài. Những bất cập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC i
    MỤC LỤC BẢNG BIỂU iii
    DANH MỤC VIẾT TẮT .iv
    LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
    CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI .3
    I. Hợp đồng điện tử .3

    1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử .3
    1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 3
    1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng
    truyền thống .7
    II. Hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .12

    2.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .12
    2.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .17
    2.3. Chữ ký và bằng chứng về hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài nước
    ngoài 26
    III.Tìm hiểu các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về hợp đồng điện tử có yếu tố

    3.1 Hoa Kỳ chưa có đạo luật riêng về Hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài 26
    3.2. Luật giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như hợp đồng truyền thống .27
    3.3. UETA đưa ra quy định về trình tự giao kết hợp đồng điện tử .28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI . -29-

    I. Nhận xét chung 30

    1.1. Những thuận lợi và kết quả 30
    1.2. Những bất cập và nguyên nhân 32
    II. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử có yếu

    tố nước ngoài ở VN .35

    2.1. Những quy dịnh liên quan đến khái niệm hợp đồng điện tử có yếu tố nước
    ngoài 35
    2.2. Thực trạng những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .37

    2.3. Những quy định về nội dung của hợp đồng điện tử 77

    3.1. Nhóm giải pháp sửa đổi các quy định của pháp luật VN về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .77
    3.2. Nhóm giải pháp mới ban hành văn bản dẫn luật để hướng dẫn thực hiện giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài .81
    3.3. Nhóm giải pháp khác 84
    LỜI KẾT

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC 1

    PHỤ LỤC 2

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức mới - giao kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch, tiết kiệm được thời gian giao dịch, dễ dàng tiếp xúc được với các khách hàng và thị trường trong nước và nước ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả Vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại lớn trong giao kết hợp đồng truyền thống thì với giao kết điện tử đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
    Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay, giao kết hợp đồng điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện được những hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
    Giao kết hợp đồng điện tử với khách hang trong nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu về pháp luật, về nghiệp vụ, về kỹ thuật công nghệ khác xa với giao kết hợp đồng truyền thống. Giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều.
    Trong các khó khăn liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài, có khó khăn về cơ sở pháp lý. Những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài có khác gì với các quy định về giao kết hợp đồng truyền thống? Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào? Có những bất cập nào và giải pháp nào để loại bỏ những bất cập đó? Những câu hỏi này đã khiến chúng tôi - những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế - quan tâm và quyết định tìm hiểu. Đây cũng chính là lý do để nhóm nghiên cứu chọn vấn đề: “Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở tìm hiểu về những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài và nêu bật những bất cập đó để những quy định này trở nên phù hợp hơn, đầy đủ hơn trong việc hướng dẫn các chủ thể Việt Nam giao kết hợp đồng điện tử với đối tác nước ngoài.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử, hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài và giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài.
    Phạm nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điên tử có yếu tố nước ngoài, không phân tích việc thực hiện hay giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử. Phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng giới hạn chỉ ở các hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực thương mại.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện dựa trên việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp dẫn chiếu tới các luật và cam kết quốc tế như cam kết gia nhập WTO của Việt Nam nhằm đạt được yêu cầu đặt ra đối với bài nghiên cứu.
    5. Bố cục của đề tài

    Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo có kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài

    Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
     

    Các file đính kèm:

    • 2.doc
      Kích thước:
      4.9 MB
      Xem:
      0
    • 2.pdf
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...