Tài liệu Các quy địn về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các quy địn về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO







    Tổ chức thương mại thế giới được thành lập trên nền tảng thoả thuận GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) về việc cắt giảm thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Nguyên tắc và cũng là tôn chỉ cao nhất của WTO là khuyến khích dòng chảy thương mại tự do giữa các nước thành viên và loại bỏ tất cả các biện pháp cản trở dòng chảy thương mại đó. Tuy nhiên, song song với nhu cầu tự do hoá thương mại, các nước thành viên của WTO cũng có nhu cầu chính đáng là bảo hộ các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là các ngành nhạy cảm đối với nền kinh tế của từng quốc gia. Vì thế có ba biện pháp tuy mang bản chất cản trở thương mại tự do nhưng vẫn được WTO cho phép các quốc gia áp dụng ở một mức độ nhất định để bảo vệ nền kinh tế của mình, đó là các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp đối với doanh nghiệp trong nước và các biện pháp trả đũa khẩn cấp để hạn chế nhập khẩu tạm thời. Theo thống kê của cơ quan phụ trách chống bán phá giá của WTO, trong số các biện pháp mang tính bảo vệ này thì các biện pháp chống bán phá giá được các quốc gia sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là khi các nước phát triển muốn ngăn hàng giá rẻ từ các nước đang phát triển vào quốc gia mình. Để tránh việc áp dụng tùy tiện





    các biện pháp chống bán phá giá, Hiệp
    định GATT đã dành một điều khoản (Điều
    VI) để quy định một số nguyên tắc cơ bản cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá giữa các nước thành viên. Tuy vậy, do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng giảm đi theo cam kết trong khuôn khổ GATT nên các biện pháp chống bán phá giá ngày càng được các nước áp dụng nhiều hơn. Điều VI của GATT tỏ ra không đủ cụ thể và chi tiết để điều chỉnh thực tiễn chống bán phá giá giữa các quốc gia ngày càng trở nên phức tạp. Ví dụ, Điều VI quy định một trong những điều kiện áp dụng chống bán phá giá là phải xác định được thiệt hại vật chất, trong khi đó lại không đưa ra các tiêu chí để phục vụ cho việc xác định đó. Chính vì vậy, các nước thành viên của GATT đã thông qua một thoả thuận riêng để quy định chi tiết hơn về vấn đề này (the Agreement on implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994 – sau đây gọi tắt là Thoả thuận chống bán phá giá). Các quy định tại Điều VI GATT năm 1994 và Thoả thuận chống bán phá giá về nội dung và các điều kiện áp




    * Giảng viên Khoa luật quốc tế
    Trường Đại học luật Hà Nội



    dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ được phân tích dưới đây.
    1. Khái niệm chống bán phá giá theo các quy định của WTO
    Theo quy định của WTO, “chống bán
    phá giá” được hiểu như một tình huống chênh lệch giá cả quốc tế, trong đó giá của hàng hoá được bán ở nước nhập khẩu thấp hơn giá hàng hoá đó được bán ở nước xuất khẩu. Tuy nhiên không phải bất cứ khi nào có sự chênh lệch về giá cả như vậy là nước nhập khẩu có thể áp đặt thuế chống bán phá giá lên hàng hoá nhập khẩu được. Trong nhiều trường hợp, quy trình áp dụng thuế chống bán phá giá phải trải qua nhiều bước phân tích phức tạp để xác định đủ điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá. Theo quy định tại Thoả thuận chống bán phá giá, cần phải xác định được ít nhất ba điều kiện, đó là: Phải xác định được có sự bán phá giá; phải xác định được ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra sản phẩm tương tự đang phải chịu “thiệt hại vật chất” và có mối liên hệ nhân quả giữa hai điều kiện trên.
    Như vậy, không phải bất kì khi nào có sự phá giá là có thể áp dụng thuế chống bán phá giá. Bản chất của việc cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO là bảo vệ chính đáng nền sản xuất nội địa của nước nhập khẩu, vì thế bắt buộc phải thoả mãn được cả ba điều kiện trên. Để xác định được cả ba điều kiện này cũng không phải là việc đơn giản. Phần sau đây sẽ phân tích cụ thể nội dung và các yêu cầu phải thoả mãn để có thể xác định được



    ba điều kiện đó.
    2. Các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo WTO
    a. Xác định được có sự bán phá giá
    Toàn bộ hướng dẫn xác định có việc chống bán phá giá hay không được quy định tại Điều 2 của Thoả thuận chống bán phá giá. Theo quy định tại Điều 2, cơ sở cho việc xác định này là sự so sánh “một cách công bằng” giữa giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu của hàng hoá. Nếu giá trị xuất khẩu của hàng hoá thấp hơn giá trị thông thường của nó thì có nghĩa là đã xảy ra sự bán phá giá. Vì vậy, có thể nói là việc xác định được hai giá trị này để so sánh với nhau là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất cho các bước áp dụng thuế chống bán phá giá.
    - Giá trị thông thường của hàng hoá
    Giá trị thông thường của hàng hoá được xác định là giá của hàng hoá trong quá trình thương mại bình thường khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường của nước xuất khẩu. Ví dụ, trong trường hợp xem xét liệu cá ba-sa sản xuất ở Việt Nam có bị bán phá giá sang thị trường Mĩ hay không thì giá trị thông thường của hàng hoá ở đây (tức là cá ba-sa Việt Nam) là giá bán của cá ba-sa đó tới người tiêu dùng ở Việt Nam trong quá trình thương mại bình thường. Việc xác định như thế nào là quá trình thương mại bình thường là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong điều tra chống bán phá giá. Thật đáng tiếc là Thoả thuận chống bán phá giá không đưa ra định nghĩa cụ thể về quá trình này.



    Trên thực tế thì các nước muốn áp thuế chống bán phá giá sẽ không đi chứng minh là hàng hoá có được trao đổi trong quá trình thương mại bình thường hay không mà ngược lại, họ sẽ điều tra xem liệu hàng hoá có được trao đổi trong quá trình thương mại bất bình thường hay không. Một trong những căn cứ thường được dùng để xác định một quá trình thương mại không bình thường đó là khi giá bán của sản phẩm thấp hơn đơn giá chi phí sản xuất của sản phẩm cộng với các chi phí hành chính, bán hàng và các chi phí chung khác. Việc bán với giá thành thấp như vậy cũng phải kéo dài trong một khoảng thời gian không ít hơn 6 tháng (thông thường là 1 năm). Khối lượng hàng hoá được bán với mức giá này cũng phải chiếm khối lượng đáng kể, tức là phải chiếm ít nhất 20% tổng số hàng hoá bán ra.
    Như vậy, để xác định giá bán thông thường trong quá trình thương mại bình thường của một hàng hoá nào đó, trước tiên người ta sẽ xác định những quy trình thương mại không bình thường và số lượng hàng hoá trong những quy trình đó. Sau đó người ta sẽ loại trừ khối lượng hàng hoá giao dịch trong các quy trình thương mại không bình thường này rồi lấy khối lượng hàng hoá còn lại để tính giá bán thông thường. Tuy nhiên, khối lượng hàng hoá còn lại cũng không được quá nhỏ. Điều kiện mà Thoả thuận chống bán phá giá đặt ra là khối lượng hàng hoá còn lại, tức là hàng hoá trong quá trình thương mại thông thường, phải bằng ít nhất 5% tổng khối



    lượng xuất khẩu sang nước đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm. Nếu khối lượng còn lại thấp hơn mức này thì giá sản phẩm bán ra trong nước sẽ không được lấy để làm mốc so sánh nữa mà lúc đó sẽ có hai cách lựa chọn để xác định mức giá thông thường: Hoặc là giá sản phẩm được bán cho nước thứ ba hoặc là giá mức giá bên điều tra tự xây dựng để tham chiếu, bao gồm chi phí sản xuất, các chi phí hành chính, bán hàng, chi phí chung và một mức lãi hợp lí (khoản 2 Điều 2 Thoả thuận chống bán phá giá).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...