Tài liệu Các qui định pháp lý về BHYT HS – SV

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thông tư liên Bộ số 14/TTLB ngày 19/9/1994 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Y tế hướng dẫn BHYT tự nguyện cho học sinh là văn bản pháp lý cao nhất đánh dấu sự ra đời của loại hình bảo hiểm này, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công tác BHYT HS-SV. Từ Thông tư này chính sách BHYT HS-SV bắt đầu được thực hiện trong phạm vi cả nước.

    Căn cứ vào Nghị định 58/CP ngày 13/8/1998 ban hành kèm theo điều lệ BHYT và Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 về định hướng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngày 18/7/1998 Liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên Bộ số 40/TTLB hướng dẫn thực hiện BHYT HS-SV.

    Ngày 18/6/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương đã có tờ trình số 3980/TTr – BYT lên Chính phủ để báo cáo kết quả đáng khích lệ của việc thực hiện BHYT HS-SV trong những năm qua và đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm xem xét và cho ý kiến chỉ đạo để từ năm học 1999-2000 chỉ cho phép thực hiện một loại hình bảo hiểm trong hệ thống trường phổ thông các cấp. Bộ Y tế cho rằng để tạo nguồn lực cho chăm sóc sực khoẻ ban đầu, đồng thời tránh tình trạng cạnh tranh trong các trường học giữa các tổ chức bảo hiểm, cần thiết phải có sự định hướng của Nhà nước. Để thực hiện mục

    tiêu xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giảm bớt gánh nặng về tài chính cho cha mẹ học sinh, Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm y tế Việt Nam là tổ chức duy nhất thực hiện BHYT HS-SV trong các trường phổ thông còn BHYT trong các khối học khác thì tuỳ sự lựa chọn của học sinh và nhà trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...