Luận Văn Các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đang vượt qua
    nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động bất lợi của cuộc
    khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu để bước vào
    thời kỳ phát triển mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa và phát triển nhanh, bền vững. Trong quá trình đó, xuất nhập
    khẩu tiếp tục là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng và
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy hội nhập và tăng cường vị thế
    của nền kinh tế nước ta trong kinh tế toàn cầu.
    Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt được những
    thành tựu to lớn và rất quan trọng, nhưng sau khi gia nhập WTO,
    xuất khẩu đã tăng chậm lại, nhập siêu tăng cao, một số chỉ tiêu phát
    triển vẫn chưa đạt được mục tiêu đã xác định trong Chiến lược phát
    triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010, trong Đề án phát triển
    xuất khẩu 2006 – 2010. Trong 10 năm tới, nền kinh tế nước ta tiếp
    tục hội nhập quốc tế sâu hơn và nằm trong khu vực phát triển năng
    động nhất thế giới, khu vực cạnh tranh của nhiều nền kinh tế đang đi
    lên mà phần lớn có năng lực cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là sự trỗi
    dậy của Trung Quốc. Vì thế, để đón bắt được những cơ hội phát
    triển mới và vượt qua những thách thức, Việt Nam cần có quan điểm
    và định hướng Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu phù hợp, nhanh
    chóng phục hồi nhịp độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng
    trưởng xuất khẩu, nhằm tạo ra sự bứt phá cho phát triển nhanh, bền
    vững.
    Từ yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế của
    Đảng, cụ thể hóa các quan điểm và định hướng Chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội 2011 – 2020, chuyên đề nghiên cứu: “Quan điểm
    Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020” được
    xây dựng để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xác định các quan
    điểm chỉ đạo Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 –
    2020.
    Nội dung chuyên đề được trình bày thành 3 phần:
    2
    I. Một số hạn chế, thách thức đối với phát triển kinh tế và phát
    triển xuất nhập khẩu của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
    II. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát
    triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới
    III. Các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020
    Dưới đây là nội dung chuyên đề:
    3
    NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
    I. MỘT SỐ HẠN CHẾ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
    NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
    1. Một số hạn chế thách thức đối với phát triển nền kinh tế nước ta
    trong hội nhập quốc tế
    - Trong xã hội còn tồn tại tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn tăng trưởng
    nhanh và chưa nhận thức đúng về hội nhập quốc tế (HNQT), Hạn chế này về
    nhận thức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân thường biểu hiện
    ở những dạng thức khác nhau, như:
    + Mong muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên tập trung cao độ cho
    tăng trưởng mà xem nhẹ vấn đề phát triển bền vững. Trong điều kiện mô hình
    tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu, muốn tăng trưởng nhanh thì
    phải duy trì tỉ lệ đầu tư cao trong GDP, nhưng hiệu quả đầu tư thấp nên lãng
    phí nguồn lực cho tăng trưởng. Đầu tư càng tăng cao thì chất lượng và hiệu
    quả tăng trưởng càng thấp. Năm 2008, hệ số nguồn lực/GDP đầu người của
    Việt Nam là 0,126, cao gấp 8,4 lần của Trung Quốc (0,015) và cao gấp 5,47
    lần của Ấn Độ (0,023). Muốn tăng trưởng nhanh, phải đẩy mạnh xuất khẩu,
    nhưng mô hình tăng trưởng xuất khẩu đang chủ yếu dựa vào khai thác tài
    nguyên và dựa vào nhập khẩu nên xuất khẩu tăng nhanh dẫn đến thâm dụng tài
    nguyên, cạn kiệt tài nguyên và nhập siêu tăng cao, ảnh hưởng tới các cân đối
    vĩ mô. Điều đó cũng đồng nghĩa với phát triển không bền vững.
    + Tư tưởng thụ động, thiếu tính chủ động, tích cực trong HNQT nên
    không nâng cao được năng lực độc lập tự chủ trong hoạt động HNQT; khi thời
    cơ đến không kịp thời đón bắt để vượt lên phát triển nhanh, hoặc gặp khó khăn
    thì chán nản để mất tự chủ. Điều đó dẫn đến tư tưởng muốn duy trì bảo hộ cao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...