Tài liệu Các quan điểm cơ bản về khách hàng

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ KHÁCH HÀNG
    Triết lý về khách hàng: là các quan điểm cơ bản phải biết về khách hàng như:
    Mọi nhu cầu của khách hàng nói chung đều hợp lý mà người bán cần đáp ứng cho họ, tức là:
    · Khách hàng là bà hoàng,
    · Chỉ nên bán cái thị trường cần hơn là cái mình có,
    · Khách hàng mua một sản phẩm nào đó là vì sản phấm đó phù hợp với trí tưởng tượng của họ)
    Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm có chất lượng, giáp hải chưng, cách bán thuận tiện; tức là kinh tế thị trường thì phải có cạnh tranh (để đáp ứng 3 yêu cầu trên)
    Khách hàng mong muốn người bán phải quan tâm đến lợi ích của họ, tức là:
    · Trong kinh doanh thời nay phải có chữ tín,
    · Phải có trách nhiệm với khách hàng về sản phẩm của mình ngay cả sau khi bán cho họ.
    THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

    1. Thị trường
    - Theo nghĩa rộng, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm và/ hoặc tiền tệ, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của hai phía cung và cầu (về một loại sản phẩm nhất định) theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần có của sản phẩm.
    - Theo nghĩa hẹp, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm ẩn cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu đó.
    2. Cơ chế thị trường
    Là tổng thể các nhân tố (cung, cầu, giá cả, thị trường), các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Đặc trưng của cơ chế thị trường:
    Các vấn đề có liên quan đến sự phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên sản xuất khan hiếm về cơ bản được quyết định bởi các quy luật kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu.
    Tất cả các mối quan hệ kinh tế thị trường đều được tiền tệ hoá.
    Động lực chính phát triển kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức lợi nhuận thu được.
    Tự chọn phương án sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm tử hai phía cung và cầu
    Cạnh tranh là môi trường, động lực, phương tiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
    Nhà kinh doanh là nhân vật trung tâm và khách hàng chi phối người bán trên thị trường.
    - Có chênh lệch giàu nghèo trong xã hội
    - Có những khiếm khuyết cần có sự điều tiết của nhà nước (phá hoại môi trường, khủng hoàng thừa, tệ nạn xã hội v.v )
    - Có xu hướng phát triển kinh tế mang tính hội nhập khu vực và quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...