Tiểu Luận Các quá trình sinh hóa trong chế biến cá mòi

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm, trong đó có đồ hộp: Tương ớt, mì ăn liền, .Đặc biệt là cá mòi rất được nhiều người ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và không mất nhiều thời gian chế biến, phù hợp với cuộc sống tất bật của chúng ta. Trong quá trình chế biến có trãi qua nhiều công đoạn, các quá trình sinh hóa xảy ra liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị, cảm quan, thành phần dinh dưỡng, của sản phẩm. Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài:”Các quá trình sinh hóa trong chế biến cá mòi” để cô và các bạn cùng tìm hiểu.


    I. Tổng quan:

    Cũng như cá tươi, cá hộp là loại thực phẩm có nhiều protid, chất béo sinh tố và muối khoáng.
    - Protid của cá giống như hầu hết các protid động vật, có nhiều aminoacid cần thiết cho cơ thể.
    - Chất béo trong cá hộp là chất béo của cá,thường chứa nhiều sinh tố A và D hay là dầu thực vật tinh chế trong cá hộp ngâm dầu.
    - Trong cá có rất ít glucid nên muốn cá hộp trở thành thức ăn có tỷ lệ chất dinh dưỡng tương đối hoàn chỉnh người ta chế biến loai cá hộp sốt cà chua.
    - Các sinh tố trong cá hộp gồm các loại sinh tố hòa tan trong chất béo(A,D,K,E )thường thấy trong dầu gan cá và các loại hòa tan trong nước như:B,C,PP,
    - Các muối khoáng chủ yếu trong cá hộp chủ yếu là muối canxi,photpho,sắt,đồng, trong đó còn có các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như:iốt,liti,



    Đánh bắt cá
    1. Nguyên liệu:
    - Nguyên liệu dùng cho sản xuất đồ hộp là các loại cá béo, tươi nguyên hoặc đang đông: Cá nục, cá bạc má, cá ngừ



    Cá thu

    - Cà chua: Tươi, không bị dập.
    - Purê cà chua: là loại phụ gia phổ biến nhất trong sản phẩm cá đóng hộp.
    - Tinh bột bắp biến tính: chọn bột mịn, tơi, có mùi vị thơm dịu dễ chịu.
    - Acid acetic: dùng trong sản xuất nước sốt để tăng khả năng hòa tan.
    - Dầu ăn thực vật: sử dụng dầu đậu nành đã được tinh luyện
    - Gia vị: Muối ăn, đường, bột ngọt, tiêu, hành củ
    - Nhóm tạo màu: Chất màu tự nhiên: carotenoid ( từ purê cà chua, từ hạt điều nhuộm ). Nhóm màu tổng hợp tạo màu đỏ như Ponceau 4R, Cochenille(E120),
    - Nước.




    2. Các loại sản phẩm tiêu biểu:
    - Sản phẩm có độ acid cao(pH<4.5).
    Cá sauce và các loại sản phẩm ngâm trong dung dịch axit acetic, axit citric hoặc axit lactic sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật sinh bào tử, vi sinh vật gây bệnh.Các loại vi sinh vật này bị phá hủy khi bị xử lý nhiệt trong môi trường axit.
    -Sản phẩm có độ acid trung bình(pH=4.5-5.3).
    Đa số sản phẩm đồ hộp cá sauce nằm trong khoảng pH này và tiến trình tiệt trùng nhiệt đòi hỏi phải kiểm soát cẩn thận(thường dựa trên sự phá hủy bào tử Clostridum botulinum).
    -Sản phẩm có độ acid thấp(pH>5.3).
    Hầu hết các sản phẩm đồ hộp cá có pH gần trung tính và đòi hỏi tiến trình tiệt trùng nhiệt phải đầy đủ như nhóm acid trung bình. Cần lưu ý đến một số loại vi sinh vật ưa nhiệt hình thành bào tử kháng nhiệt có thể sống sót trong quá trình chế biến. Ví dụ vi khuẩn chịu nhiệt Bacillus stearothermophilus gây hư hỏng đồ hộp thực phẩm ở đáy hộp. Tuy nhiên, nếu tiến trình chế biến nhiệt yêu cầu tiêu diệt được hết vi sinh vật sinh bào tử thì cá sẽ bị quá nhiệt. Vì vậy cách tốt nhất nên tránh sử dụng thêm các nguyên liệu thô chưa qua xử lý như các loại gia vị, mà chúng có thể chứa vi sinh vật hoặc sau tiến trình chế biến bào tử có thể hình thành.

    II. Thuyết minh quy trình:

    * Quy trình xử lý cá:
    1. Xử lý sơ bộ:
    Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được phân cỡ và đem đi xử lý:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...