Luận Văn Các phương tiện tiến công đường không

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các phương tiện tiến công đường không

    Bài viết

    Từ lâu trong lịch sử chiến tranh, đã xuất hiện tưởng tiến công đối phương từ trên không. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh thế giới lần thứ hai, chiến tranh ở Việt Nam,chiến tranh ở vùng vịnh(mang tên "Bão táp sa mạc "), chiến tranh ở Nam Tư (mang tên "Chiến dịch sức mạnh đống minh ")và gần đây là cuộc chiến ở Afganistan đã cho thấy sự phát triển ngày càng hiện đại của các phương tiện tiến công đường không. Chúng trở thành vũ khí trang bị công nghệ cao và song hành với nó là chiến tranh công nghệ cao. Trong chiến trang thế giới lần thứ hai những quả tên lửa V-1 và V-2 của Đức đã phóng sang đất Anh, cả Mỹ và Đức đều tạo được đầu đạn tự dẫn cho bom ném từ máy bay. Thảm hoạ bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của nhật trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, đã cho thấy sức mạnh huỷ diệt của các phương tiện tiến công đường không mà cụ thể là bom nguyên tử. Sau chiến tranh cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện tiến công đường không cũng được phát triểnnhanh chóng, trong đó chiến tranh Việt Nam là một điểm mốc quan trọng. Mở màn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ tuyên bố đem tiềm lực khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại nhất nhằm đưa Viẹt Nam về thời kỳ đồ đá. Các phương tiện tiến công đường không hiện đại như máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F-111, máy bay trinh sát bằng rađa tầm xa E-2A, tên lửa tự dẫn chống rađa Sơrai, bom điều khiển lade . lần đầu tiên được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Đến triến tranh vùng vịnh (năm 1991),thì các phương tiện tiến công đường không hiện đại như máy bay tàng hình F-117A, các loại tên lửa và bom đạn tự dẫn bằng lade, rada, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình, đã trở thành một nhân tố nổi bật để giành chiến thắng một cách nhanh chóng (42 ngày), với thương vong ít đén mức kinh ngạc. Tiếp đó là cuộc chiến tranh Nam Tư, bằng các loại tên lửa và máy bay hiện đại nhất với chín mươi phần trăm máy bay điều khiển chính xác, thì chỉ sau 6 ngày đã tiêu diệt được đối phương. Cho thấy với các phương tiện tiến công đường không hiện đại đã rút ngắn thời gian chiến tranh và giảm thương vong xuống thấp nhất. Nếu như trong các cuộc chiến tranh trước đây,đặc biệt ở Việt Nam người ta vấn tranh cái về hiệu quả và vai trò to lớn của các phương tiện tiến công đường không thì đến nay sau cuộc chiến tranh vùng vịnh, và cuộc chiến ở Nam Tư thì ít người có thể phủ nhận hiệu quả và vai trò to lớn của các phương tiện tiến công đường không.
    Thành phần chủ yếu của các phương tiện tiến công đường không bao gồm: Máy bay, tên lửa, bom đạn các loại, các khí tài trinh sát và chỉ huy, các vệ tinh quân sự . chúng ngày càng hoàn thiện, phát triển và sử dụng rộng rãi. Để phát triển và hiện đại các loại vũ khí và trang thiết bị trong quân sự nói chung và đặc biệt các phương tiện tiến công đường không nói riêng thì khoa học kỹ thuật đóng một vai trò then chốt. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai hàng loạt các nước trên thế giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển quốc phòng dựa vào các thành tựu của khoa học kỹ thuật. Cụ thể tư tưởng chế tạo máy bay từ thế kỷ 15 và chiếc máy bay đầu tiên ra đời năm 1903 cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến đã liên tục cho ra đời các loại máy bay ngày càng hiện đại: máy bay ném bom tầm xa B-52,máy bay cường kích F-111, rồi đến máy bay tiêm kích tàng hình F-117A, máy bay ném bom chiến lược tàng hinh B-2 của mỹ .
    Không thể không nhắc tới phát minh trong lĩnh vực vật lý hạt nhân của nhà bác học thiên tài Ampe-Anhxtanh được dùng vào chiến tranh hạt nhân cho ra đời bom nguyên tử . . Cùng với sự phát triển số hoá và máy tính tốc độ cao cùng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử, tín hiệu, nhận dạng . đã cho ra đời hàng loạt các thiết bị công nghệ cao phục vụ chiến tranh và quốc phòng. Như : vệ tinh quân sự, rada phát hiện xa, máy bay tàng hình, pháo điện tử vô hình, vũ khí lade, máy bay khong người lái, các phương tiện tác chiến điện tử
    Cho ta thấy rằng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại có ảnh hưởng và tác động hết sức to lớn trong quân sự nói chung và tới các phương tiện tiến công đường không nói riêng.

     
Đang tải...