Thạc Sĩ Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU



    Ngôn ngữ bằng lời là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người nhưng không phải là duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp đương diện (mặt đối mặt), người ta có thể dùng các phương tiện như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động, của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật thể để phụ trợ cho lời. Thậm chí các phương tiện phi ngôn ngữ này còn có khả năng dùng độc lập để giao tiếp. Trong đó phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động của cơ thể.
    Người ta đã gọi những phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ như trên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body languague), tín hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á ngữ học, Sau đây xin được gọi chúng là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (PTGTPNN) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần sau.
    Các PTGTPNN được sử dụng đồng thời với phương tiện ngôn ngữ bằng lời trong giao tiếp là hiện tượng có thật, hơn nữa còn rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Về mức độ phổ biến của PTGTPNN, nhà tâm lý học người Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trò chuyện, một người Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ có 1 lần, trong khi đó người Italia dùng đến 80 lần, người Pháp 120 lần và người Mêhicô 180 lần. Về vai trò của PTGTPNN, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì yếu tố lời nói chiếm chưa đến 35% còn trên 65% là giao tiếp không lời. Albert Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50 của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đưa ra những số liệu đáng lưu tâm: trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phương tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiế m
    38%, còn qua các phương tiện không lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và Barbara Pease [17])


    PTGTPNN, do vậy, là vấn đề rất đáng được quan tâm và đi sâu nghiên cứu. Sở dĩ PTGTPNN không thể trở thành phương tiện giao tiếp chung của nhân loại bởi nhiều lý do, trong đó có một lý do quan trọng là bởi chúng chịu sự chi phối của yếu tố văn hóa. Cùng một cử chỉ, điệu bộ, nhưng ở các dân tộc khác nhau nó có thể được gán cho những ý nghĩa biểu hiện khác nhau. Nghiên cứu PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp của người Việt và tìm hiểu những dấu ấn văn hóa Việt Nam trong các phương tiện giao tiếp đặc biệt này là một công việc đầy hứng thú và cũng rất hữu ích. Đây là lí do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này để đi sâu tìm hiểu.
    Lẽ ra luận văn cần quan sát ghi lại hoặc sao chụp các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để làm tư liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, công việc đó quả thật vô cùng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, rải rác trong một vài công trình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công việc này. Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tác giả đề tài mong muốn gắn những kiến thức học được từ ngôn ngữ học với tác phẩm văn chương nên đã tìm hiểu về PTGTPNN thông qua các cuộc hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm được nhà văn miêu tả. Bởi một mặt, việc làm này vẫn đáp ứng được mục đích tìm hiểu PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp và những dấu ấn văn hóa Việt Nam trong các phương tiện ấy. Mặt khác, cũng bởi ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn chương chính là sự ánh xạ ngôn ngữ đời thường. Nghiên cứu cử chỉ, điệu bộ của nhân vật trong tác phẩm văn chương còn giúp thấy được vai trò của loại phương tiện giao tiếp đặc biệt này trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật của các nhà văn.

    Với những lí do trên, chọn đề tài “Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” để nghiên cứu thiết nghĩ là một công việc cần thiết và nên làm.




    MỤC LỤC






    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài

    2. Lịch sử vấn đề

    3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

    4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    6. Cấu trúc của luận văn

    Chương 1 : CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC
    1.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan

    1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phương diện cái biểu hiện

    (tức mặt hình thức của tín hiệu)

    1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phương diện cái được biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)
    Chương 2: CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC
    2.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan

    2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện thể hiện hành

    động ngôn trung (hành vi ở lời)

    2.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện chủ thể sử dụng

    2.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện hoàn cảnh sử dụng
    2.5. Vai trò của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

    Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN CHưƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
    3.1. Tình hình sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một số tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại
    3.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện tính chân thực và sinh động cho cuộc thoại của các nhân vật
    3.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần khắc họa tính cách nhân vật
    KẾT LUẬN

    THư MỤC THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...