Chuyên Đề Các phương thức xuất khẩu và những phương thức được lựa chọn trong việc xuất khẩu thủy sản

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các phương thức xuất khẩu và những phương thức được lựa chọn trong việc xuất khẩu thủy sản
    PHẦN 1 CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU

    1. XUẤT KHẨU TẠI CHỔ
    1.1 Khái niệm:
    Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
    1.2 Đặc điểm:
    + Hợp đồng ký kết là hợp đồng ngoại thương.
    + Hàng hóa vật tư là đối tượng mua bán của hợp đồng không xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
    + Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ ( mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ) và các thủ tục khác để hoàn thuế.
    - Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thương,
    - Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điêu khoản quy định giao, nhận hàng tại Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.
    - Phương thức thanh toán: trong hợp đồng phái có điều khoản quy định thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng.
    - Đối tượng: là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được giao cho DN khác tại Việt Nam.
    - Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ.
    - Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình hình, số liệu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
    - Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%.
    - Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
    1.3 Ưu điểm:
    + Tăng kim ngạch xuất khẩu.
    + Giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
    + Giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu: chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiết kiệm chi phí xúc tiến để đưa sản phẩm tới tay nhà phân phối bán lẻ, người tiêu dùng.
    1.4 Hạn chế:
    - Giá trị mang lại cho DN không cao.
    - Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp.
    1.5 Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu tại chỗ
    - Các DN hoạt động có qui mô sản xuất vừa và nhỏ, không có vốn nhiều để xúc tiến thương mại ở nước nhập khẩu nhằm nâng cao giá trị hàng hóa.
    - Không đòi hỏi năng lực thương thuyết cao, rủi ro cũng không cao. Thông thường xuất khẩu theo điều kiện nhóm E (ExW), nhóm F (FCA, FAS, FOB) trong Incoterm nhưng không có hành động hổ trợ khách hàng ở nước nhập khẩu.
    - Không bắt buộc DN có những hổ trợ về xúc tiến đối với sản phẩm ở nước nhập khẩu nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
    - Không đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Ngoại Thương cao đối với nguồn nhân lực trong các hoạt động đàm phán, ký kết, khả năng Marketing ở nước nhập khẩu, xuất khẩu ở dạng nguyên liệu không phải xây dựng thương hiệu.





    Sơ đồ các bước quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ

    Nguồn: Quyết định số : 153/2002/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ

    2. XUẤT KHẨU GIA CÔNG
    2.1 Khái niệm:
    Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp : máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm sẽ được giao cho người đạt gia công để nhận tiền gia công. Đây là hình thức xấu khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da .
    2.2 Các hình thức gia công quốc tế:
    a. Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm : Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm, (không chịu thuê quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau thiời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi sản phẩm và trả phí gia công.
    b. Mua đứt, bán đoạn dựa trên HĐ mua bán dài hạn với Công ty nước ngòai: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thàn phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trương hợp này quyền sở hữu nguyên liệu, bán thnàh phẩm thuộc về bên nhận gia công. Vì vậy khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm phải chịu thuế.
    c. Kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
    Bên cạnh các hình thức trên còn có hình thức gia công chuyển tiếp: là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
    2.3 Đặc điểm của xuất khẩu gia công
    - Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
    - Có 3 hình thức gia công:
    + Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm. Sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công vì quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên này. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa có chất lượng.
    + Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công, do đó phải chịu thuế quan dẫn đến giá trị thực tế sau khi nhập trở lại tăng thêm.Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.
    + Kết hợp cả 2 hình thức trên: bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
    Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài).
    - Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản nhất định.
    - Nguyên liệu chủ yếu đựơc nhập khẩu từ nước đặt gia công. Nước nhận gia công nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật của nước này. Và nước đặt gia công sẽ gởi kỹ thuật viên sang giám sát qúa trình sản xuất.
    - Hàng hoá chủ yếu là để xuất khẩu chứ không để tiêu dùng nội địa
    - Gia công xuất khẩu chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, của khách hàng nước ngoài. Khách hàng nước ngoài là người đưa ra kiểu, dáng, mẫu thíêt kế. Bên nhận gia công sẽ thực hiện.
    - Đặc điểm để phân biệt gia công xuất khẩu với các loại hình xuất khẩu khác là vấn đề lợi nhuận hoạt động của công ty: Doanh thu của hoạt động gia công xuất khẩu thực chất là tiền công trừ đi các chi phí gia công.
    2.4 Ưu điểm:
    - Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.
    - Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
    - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
    - Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn.
    - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do phía đặt gia công nước ngoài lo.
    - Đây là hình thức rất hợp với doanh nghiệp Việt nam vì các doanh nghiệp vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luât lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nỗi tiếng qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ thị nhất định vào thị trường thế giới.
    - Qua gia công XK, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức hàng Xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục XK, tích lũy vốn .
    - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào & đầu ra của quá trình kinh doanh đều do phía đối tác nước ngoài đặt gia công lo.
    -Đây là hình thức giải quyết công việc cho người lao động, thu ngoại tệ (Ở khía cạnh nào đó, đây là hình thức XK lao động phổ thông tại chỗ).
     
Đang tải...