Luận Văn Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

    Lời mở đầu 1


    Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .4


    1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4


    1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bấn hàng hóa quốc tế 4


    1.1.2. Giao kết họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .8


    1.1.3. Nguồn luật điều chỉnh quá trinh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9


    1.1.3.1. Điều ước quốc tế về thương mại 9


    1.1.3.2. Luật quốc gia .12


    1.1.3.3. Tập quán thương mại quốc tế 14


    1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16


    1.1.4.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội 16


    1.1.4.2. Các bên tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng 19


    1.1.4.3. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp 20


    1.1.4.4. Mục đích và nội dung của hợp đồng phải hợp pháp 21


    1.1.4.5. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp .23


    1.1.4.6. Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp .2


    1.2. Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .26


    1.2.1. Giao kết họp đồng mua bấn hàng hóa quốc tế giữa các bên có mặt (giao kết trực tiếp) .26


    1.2.2. Giao kết họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên vắng mặt (giao kết gián tiếp) .28


    1.2.2.1. Đe nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) .28


    1.2.2.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng 32


    1.2.2.3. Hủy bỏ đề nghị giao kết họp đồng .35

    1.2.2.4. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng .38


    1.2.2.5. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .39


    1.2.2.5.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 39


    1.2.2.5.2. Hình thức của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .40


    1.2.2.5.3. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .41


    1.2.2.5.4. Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng .41


    Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .44


    2.1. Nhũng thuận lợi và khó khăn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .44


    2.1.1. Áp dụng các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .44


    2.1.1.1. về nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng .44


    2.1.1.2. về nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng 45


    2.1.1.3. về hình thức của hợp đồng 46


    2.1.1.4. về mục đích và nội dung của hợp đồng 47


    2.1.2. Vấn đề vận dụng các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 48


    2.1.2.1. Tính xác định cụ thể của người được đề nghị giao kết hợp đồng 49


    2.1.2.2. Sự ràng buộc của bên đề nghị giao kết hợp đồng với lời đề nghị giao kết hợp đồng của mình 51


    2.1.2.3. Sự xác định của đề nghị đề nghị giao kết hợp đồng 52


    2.1.2.4. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng .54


    2.1.2.5. Hiệu lực của đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .55


    2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 55


    2.2.1. Giải pháp cho thương nhân trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 55


    2.2.2. Giải pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .58


    2.2.2.1. Giải phấp cho cấc quy định về các nguyên tắc giao kết hợp đồng 58

    2.2.2.2. Giải phấp cho cấc quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 59


    Kết luận .61


    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình và trở thành công cụ pháp lý chủ yếu để các nhà kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là chế định có lịch sử phát triển lâu đòi trong khoa học pháp lý nhân loại và thời gian gần đây, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn càu hóa, chế định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các quốc gia đã có nhiều nét tương đồng. Bên cạnh đó, với những truyền thống pháp luật khác nhau, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, tập quán kinh doanh không đồng nhất, chế định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các nước còn phản ánh nhiều sự khác biệt, cả về quan niệm, nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng như một số nội dung cụ thể của chế định này. Tại Việt Nam, các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên tấp nập, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thể hiện rằng Việt Nam đang hòa nhập chung với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Thì vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc chúng ta tiếp cận, đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng như góp phàn đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của quốc tế. Chính vì những nguyên nhân đó mà người viết đã quyết định tiếp cận và nghiên cứu vấn đề về “các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, là một trong những vấn đề quan trọng cần phải nắm vững khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là một chế định không thể thiếu trong pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


    Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một chế định rất rộng trong đó có rất nhiều vấn đề cần được tìm hiểu và nghiên cứu. Những vấn đề đó có thể được tìm thấy trong các sách chuyên khảo, giáo tình, bài nghiên cứu khoa học và các tạp chí pháp luật chuyên ngành, . Tuy nhiên, vấn đề về các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một vấn đề quan trọng trong pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng lại chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và theo một hệ thống. Vì vậy với đề tài này người viết sẽ đi sâu phân tích từng khía cạnh pháp lý của các phương thức giao kết hợp đồng theo một hệ thống nhằm giúp người đọc nắm được rõ các phương thức này và từ những phân tích đó người viết nhìn nhận vấn đề và có những đề xuất nhất định góp phần hoàn thiện pháp luật về các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


    Nhằm phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đã đề ra, người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trên cơ sở đó, người viết tìm hiểu và xem xét thực trạng áp dụng pháp luật về các vấn đề: nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các phương thúc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Sau đó, có nhận xét và đánh giá cho từng vấn đề, qua đó có những kiến nghị và đề xuất nhất định góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những kiến nghị và đề xuất của người viết có tham khảo pháp luật quốc tế.


    Người viết chủ yếu dựa trên một số tài liệu của các học giả, giáo trình của các trường đại học, một số đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của các sinh viên, tạp chí chuyên ngành và các trang web chính thống có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, thẩm định, đánh giá và nêu ra quan điểm của cá nhân.


    Đề tài này cơ cấu thành hai chương:


    Chương 1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


    Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


    Bên cạnh đó luận văn còn bao gồm lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.


    Người viết xin chân thành cảm ơn cán bộ hướng dẫn ThS. Diệp Ngọc Dũng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.


    Người viết cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các Thầy Cô trong khoa Luật đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho người viết kiến thức và kinh nghiệm quý báo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người viết có thể học tập tốt trong suốt những năm học ở trường, cùng các bạn sinh viên ngành luật đã luôn giúp đỡ người viết trong suốt những năm học vừa qua và đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài này.

    Do thời gian hoàn thành đề tài này có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Rất mong nhận được sự động viên và đóng góp ý kiến của Thày Cô và các bạn.


    Trân trọng,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...