Luận Văn Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu 3


    4. Phương pháp nghiên cứu 3


    5. Bố cục đề tài 3


    CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VÈ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5


    1.1. Khái niệm và vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế .5


    1.1.1. Khái niệm về phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế . 5


    1.1.2. Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế 5


    1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế 7


    1.2.1. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua thương lượng .7


    1.2.1.1. Khái niệm 7


    1.2.1.2. Đặc điểm của thương lượng .8


    1.2.1.3. Hình thức của thương lượng 8


    1.2.2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua hòa giải .10


    1.2.2.1. Khái niệm 10


    1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của hòa giải 10


    1.2.2.3. Các hình thức hòa giải .11


    1.2.2.4. Một số nguyên tắc hòa giải và mục tiêu cần đạt được thông qua hòa giải 12


    1.2.3. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế thông qua trọng tài thương mại quốc tế .14


    1.2.3.1. Khái niệm về trọng tài thương mại quốc tế 14


    1.2.3.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại quốc tế 15


    1.2.3.3. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .15


    1.2.3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 18


    1.2.4. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế thông qua tòa án 19


    1.2.4.1. Khái niệm 19


    1.2.4.2. Các nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam .19

    1.3. ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế 21


    1.3.1. Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng 21


    1.3.2. Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải .22


    1.3.3. Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại quốc tế .24


    1.3.4. Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông


    qua tòa án .27


    CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .28


    2.1. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế thông qua khiếu nại


    (thương lượng) 28


    2.1.1. Căn cứ khiếu nại .28


    2.1.1.1. Hợp đồng và các thỏa thuận có liên quan của các bên 29


    2.1.1.2. Nguồn luật liên quan điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng .29


    2.1.2. Hồ sơ khiếu nại .31


    2.1.3. Thời hạn khiếu nại 31


    2.1.4. Cách giải quyết khiếu nại 32


    2.2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua con đường hòa giải . 32


    2.2.1. Thủ tục tiến hành hòa giải .32


    2.2.2. Vai trò của hòa giải viên .35


    2.3. Giải quyết tranh chấp trong thưtfng mại quốc tế thông qua trọng tài thương mại quốc tế 35


    2.3.1. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế .36


    2.3.2. Thỏa thuận trọng tài 36


    2.3.2.1. Khái niệm 36


    2.3.2.2. Hình thức của thỏa thuận trọng tài .37


    2.3.2.3. Nội dung của thỏa thuận trọng tài 38


    2.3.2.4. Vai trò của trọng tài viên .40


    2.3.3. Tố tụng trọng tài .41


    2.3.3.1. Khởi kiện tại trọng tài 41


    2.3.3.2. Thành lập ủy ban trọng tài 42


    2.3.3.3. Hòa giải trước ủy ban trọng tài .44

    2.3.3.4. Thủ tục xét xử .45


    2.3.3.5. Quyết định của trọng tài 46


    2.3.3.6. Chi phí trọng tài và phí tổn 47


    2.3.3.7. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài .48


    2.4. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua con tòa án .52


    2.4.1. Khái quát chung về việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua tòa án .52


    2.4.2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án Việt Nam 53


    2.4.2.1. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 54


    2.4.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án 58


    CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 68


    3.1. Thực trạng về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay 68


    3.1.1. Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải 68


    3.1.2. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại quốc tế .71


    3.1.3. Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án 73


    3.2. Giải pháp về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay 73


    3.2.1. Đối với phương thức thương lượng và hòa giải .73


    3.2.2. Đối với phương thức trọng tài và tòa án 74


    3.2.2.1. Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật và giải pháp về việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án 75


    3.2.2.2. Hướng hoàn thiện của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại


    quốc tế thông qua trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam .80


    KẾT LUẬN .86

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Có thể nói sự phát triển của văn minh loài người luôn gắn liền với sự phát triển của buôn bán và trao đối hàng hóa. Từ rất lâu con người đã tìm ra lợi ích của việc trao đổi buôn bán, giao lưu giữa các nước. Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa, Ân Độ đã thường xuyên mang các sản phẩm của mình sang các nước châu Âu, châu Á để trao đổi lấy những sản phẩm mà nước mình không có, họ đã tìm thấy những lợi ích rất lớn từ thương mại quốc tế; từ việc giao thương, mua bán giữa các quốc gia khác nhau. Và thật sự, không thể có một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại.


    Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển kinh tế thế giới với các quốc gia khác và hội nhập càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lí tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh té liên tục của nước ta. Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác trên thế giới, kí kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương, tiêu biểu là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA, .và ngày nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của các tổ chức WTO, ASEAN, .


    Bối cảnh đó đã đặt ra cho Việt Nam những thời cơ để phát triển, những cơ hội giao lưu với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh -thương mại. Hiện nay, Việt Nam ngày càng có mối quan hệ kinh doanh hợp tác sâu rộng với nhiều nước trên thế giới, đã tạo nhiều điều kiện cho đất nước ngày càng phát triển theo xu thế chung . Bên cạnh những thuận lợi đó, cũng không ít những thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt. Bởi trong kinh doanh - thương mại, tranh chấp luôn tồn tại như một tất yếu, các mối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng xảy ra tranh chấp càng lớn, đặc biệt là trong quan hệ thương mại quốc tế. Do các bên tham gia trong mối quan hệ thương mại này có những đặc điểm khác biệt về pháp luật; tập quán kinh tế, kinh doanh; ngôn ngữ và các đặc điểm văn hóa cũng rất khác nhau và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan là điều khó tránh khỏi.


    Chính vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp trên là vấn đề cần phải được chú trọng và việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng cần phải được quan tâm đúng mức. Tranh chấp trong thương mại nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng với tính chất là hệ quả của quá trình phát triển không ngừng của hoạt động thương mại cũng như thương mại quốc tế đã trở nên phong phú hơn về chủng loại; gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Bởi vậy, yêu cầu phải áp dụng những hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, thông qua đó góp phần tạo lập môi trường pháp lí lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


    Cỏ nhiều phương thức để giải quyết khi tranh chấp xảy ra, vấn đề là các chủ thể có liên quan cần biết và phải biết phương thức nào có thể được áp dụng đối với loại tranh chấp của mình để quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tốt nhất. Với các nguyên nhân trên, người viết đã chọn đề tài “Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế” nhằm nghiên cứu và để tìm hiểu rõ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những lí luận cơ bản của các phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng hiện nay ừong thương mại quốc tế như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án, cũng như tim hiểu về những quy định của pháp luật về việc điều chỉnh các phương thức giải quyết nêu trên. Thông qua đó, người viết sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng cũng như các giải pháp tương ứng cho việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

    3. Mục đích nghiên cứu


    Trong thương mại quốc tế, tranh chấp xảy ra như là một tất yếu khách quan, và việc giải quyết các tranh chấp đó như là một đòi hỏi tự thân của nó. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là từ việc tìm hiểu về khái niệm, vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung cũng như đi sâu vào tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng loại phương thức nói riêng; quy định của pháp luật điều chỉnh về các phương thức giải quyết. Từ đó khi xảy ra tranh chấp, sẽ giúp cho các chủ thể liên quan có thể hiểu rõ và chọn những phương thức tối ưu, đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ xóa đi mâu thuẫn, đối nghịch giữa các bên, tạo nên một môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh, thúc đẩy kinh tế quốc tế ngày một phát triển.


    Bên cạnh đó đề tài này cũng góp phần tìm hiểu, nâng cao và hoàn thiện kiến thức cũng như góp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Dựa trên các văn bản pháp qui, tạp chí, sách báo, cũng như các bài viết trên các website, v.v . đề tài sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích luật, phương pháp so sánh, phương pháp luận, phương pháp tổng hợp, v.v . để tìm hiểu rõ quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    5. Bố cục đề tài


    Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, đề tài được chia thành ba chương.


    Chương 1. Lí luận chung về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    Chương này sẽ tìm hiểu về khái niệm, vai trò, đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp nói chung cũng như tìm hiểu rõ về các phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay (thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án). Từ đó, giúp cho người viết có cái nhìn tổng quát về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    Chương 2. Pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    Chương này sẽ đi vào tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết điều chỉnh về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. Hiểu được những quy định của pháp luật hiện hành về các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ tạo điều kiện cho các bên liên quan cỏ được những thuận lợi nhất định trong việc lựa chọn các phương thức mà họ cho là tối ưu đối với tranh chấp của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên.


    Chương 3. Thực trạng và giải pháp về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.


    Chương 3 sẽ tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp của các phương thức; từ đó sẽ đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế thông qua các phương thức trên.


    Do thời gian cũng như kiến thức pháp luật có giới hạn trong quá trình nghiên cứu. Người viết rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn có quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn!
     

    Các file đính kèm:

    • 26-.pdf
      Kích thước:
      35.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...