MỤC LỤC MỞ ĐẦU trang 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cơ cấu của niên luận 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP kinh doanh - THƯƠNG MẠI 4 1.1.Khái quát về tranh chấp kinh doanh thương mại 4 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.2.Các hình thức giải quyết tranh chấp KDTM 6 1.2.Quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG kinh doanh THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 18 2.1.Thực trạng áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam 18 2.1.1.Tinh hình kinh tế xã hội ở Việt Nam 18 2.2.2.Thực tiển hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam trong thời gian qua 19 2.2.Một số đề xuất 26 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Nhưng trong bối cảnh đó thì các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rông tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM) ngày càng có những bước đi ổn định và bước đầu khẳng định được vị trí của mình trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Hệ thống pháp luật điều chỉnh củng ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, đã đánh dấu rất ý nghĩa của quá trinh hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Luật thương mại được ban hành 2005 chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về pháp luật nội dung, còn các quy định về luật hình thức không được đề cập nhiều trong các quy định của văn bản luật này mà phần lớn viện dẫn đến các văn bản của luật khác. Đây là một khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp trong KDTM. Thực tế trong thời gian qua, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về KDTM, các quy định về trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành giải quyết các tranh chấp chủ yếu viện dẫn đến pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS2004) và các văn bản liên quan. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Đồng thời các cơ quan chuyên nghành phải có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong KDTM để đảm bảo niềm tin và bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Có như thế thì mới tạo nên động lực thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM và để hoạt động KDTM trở thành một lĩnh vực phát triển sôi động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM hiện nay là yêu cầu chính đáng để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động KDTM nước nhà. Xuất phất từ lý do trên, em đã chọn đề tài “các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn ap dụng taị Việt Nam” để làm đề tài niên luận của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: niên luận đề cập đến những nét chính về các phương thức giải quyết tranh chấpểtng linh vực KDTM tại Viẹt Nam, những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinhtrong hoạt động KDTM và thực trang giải quyết các tranh chấp đó hiện nay ở Việt Nam. Phạm vi nghiêm cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật về việc giải quyết các tranh chấp trong linh vực KDTM như pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, luật thương mại năm 2005, bộ luật tố tụng dân sụ năm 2004; các văn bản pháp luật lien quan và các văn bản hương dẫn thi hành. Đồng thời tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp hiện nay trong lĩnh vực KDTM tại Việt Nam để làm rõ các yêu cầu của đề tài đặt ra. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có mục đích tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trên lĩnh vực KDTM tại Việt Nam; tìm hiểu thực trạng của việc giả quyết các tranh chấp phát sinh trên linh vực KDTM. Từ nhữnh nghiên cứu đó ngườ thực nhiệ đề tài muốn trình bày quan điểm của mình về nhưng yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong linh vực KDTM ở nước ta hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết niên luận sử dung phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa mac- lênin về vấn đề nhà nước và pháp luật để nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời người viết sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM. Và dùng phương pháp so sánh, thống kê khảo sát để vừa đối chiếu các quy định các quan điểm khac nhau; vừa thu thạp xử lý số liệu nhầm làm sáng tỏ các vấn đề cần trình bày trong niên luận. 5. Cơ cấu của niên luận Ngoài phần mở đầu phần kết luận bố cục chính của đề tài bao gồm hai chương: Chương 1: Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại Việt Nam và một số đề xuất góp phần hoàn thiện.