Luận Văn Các phương pháp xác định giới hạn chảy của đất và mối tương quan giữa chúng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: “Giới hạn chảy” của đất là một thông số vật lý quan trọng trong việc phân
    loại đất. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm “giới hạn chảy” của đất cùng với phương pháp
    xác định giới hạn chảy vẫn chưa được định nghĩa thống nhất. Bài báo này trình bày khuynh
    hướng phát triển của các phương pháp xác định giới hạn chảy và nguyên lý hoạt động của
    chúng. Bên cạnh đó, bài báo cũng tổng hợp kết quả đạt được của các tác giả khác nhau thực
    hiện từ năm 1957 đến năm 2001, khi tìm kiếm mối quan hệ giữa các “giới hạn chảy” được xác
    định từ các phương pháp khác nhau cho các loại đất dính.
    1.GIỚI THIỆU
    Giới hạn chảy của đất dính (Liquid limit – LL), theo định nghĩa của Atterberg, là độ ẩm
    mà ở đó, đất chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái chảy. Khái niệm này được Atterberg đưa
    ra lần đầu tiên vào năm 1911. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, phương pháp dùng để xác định LL
    của Atterberg vẫn còn khá phức tạp nên phương pháp này chưa được phổ biến. Mãi đến năm
    1931, khi Casagrande hoàn chỉnh quy trình và dụng cụ thí nghiệm xác định LL thì dụng cụ
    Casagrande dùng để xác định giới hạn chảy được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.
    2.DỤNG CỤ CASAGRANDE
    Dụng cụ Casagrande (Hình 1a) hoạt động theo nguyên lý “động”: một chén đựng đất hình
    bán cầu rơi từ độ cao 10 mm xuống một chân đế (làm bằng gỗ hoặc cao su) tạo ra lực va đập,
    nhờ đó, hai khối đất xung quanh một rãnh cắt rộng 2 mm (Hình 1b) sẽ “chảy” xuống và khép
    kín rãnh cắt. Khi nào rãnh cắt khép liền lại một đoạn bằng 13 mm (Hình 1) thì thí nghiệm sẽ
    kết thúc. Nếu vết khép 13 mm đạt được sau 25 nhịp đập thì độ ẩm của mẫu đất lúc đó được
    xem là giới hạn chảy của đất.
    Hiện nay có hai loại dụng cụ Casagrande đang được sử dụng ở các nước: một loại theo
    tiêu chuẩn ASTM và một loại theo tiêu chuẩn BSI. Hai loại dụng cụ này giống nhau về nguyên
    lý hoạt động, chỉ khác nhau về độ cứng của chân đế (Hình 1a). Theo tiêu chuẩn ASTM, chân
    đế của dụng cụ Casagrande phải có độ cứng là 80 ~ 90 (theo thang phân loại Durometer-type
    D) và độ bật nảy là 77 % ~ 90 %. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn BSI, chân đế của dụng cụ
    Casagrande phải có độ cứng là 84° ~ 94° (theo thang phân loại IRHD) và độ bật nảy là
    20 % ~ 35 %. Độ cứng 84° ~ 94° theo thang phân loại IRHD được xem là tương đương với độ
    cứng 30 ~ 40 theo thang đo Durometer-type D (Bảng 1). Do đó, chân đế của dụng cụ
    Casagrande theo tiêu chuẩn BSI thường được gọi là “đế mềm”, còn theo tiêu chuẩn ASTM
    được gọi là “đế cứng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...