Thạc Sĩ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ công tác cổ phần hóa và chuyển giao doanh nghi

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong quá trình cải cách và hội nhập kinh tế của nước ta, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động kinh doanh, yêu cầu cần phải đẩy mạnh cổ phần hoá khối doanh nghiệp này, đa dạng hoá các hình thức sở hữu vốn. Nhưng quá trình này diễn ra còn chậm chạp, chưa đạt yêu cầu trong thời gian qua. Một trong những lý do chủ yếu khiến quá trình này bị chậm là chúng ta không thể xác định được giá trị của các doanh nghiệp này một cách hợp lý, mà để mua bán một tài sản thì giá cả của đối tượng phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán Từ đó, nhu cầu cần phải xác định giá trị của một doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa, bán cổ phần để huy động vốn cho các mục tiêu phát triển đất nước, hoặc chuyển nhượng phần hùn vốn giữa các bên trong công ty liên doanh ngày một nhiều và cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã thực hiện đề tài “CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA VÀ CHUYỂN GIAO DOANH NGHIỆP” với mong muốn trình bày một số phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến trên thế giới, và khả năng áp dụng, ứng dụng các phương pháp này ở Việt Nam trong điều kiện đặc thù của nền kinh tế chúng ta.
    Cũng lưu ý rằng, có rất nhiều lý do để định giá một doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cần phải định giá vì lý do thừa kế, tính số thuế phải đóng, tăng vốn đóng góp .v.v. Luận văn này chỉ đề cập giới hạn đến vấn đề định giá doanh nghiệp nhằm mục đích chuyển giao và cổ phần hoá.


    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Mục đích chủ yếu mà đề tài muốn giải quyết là tìm ra một phương pháp xác định giá của một doanh nghiệp tối ưu sao cho người mua và người bán đều hài lòng, và các yếu tố tác động đến giá bán và chuyển giao một doanh nghiệp, đồng thời nêu ra một số chướng ngại thường gặp khi tiến hành định giá Doanh nghiệp và coi đó như là bài học kinh nghiệm cho chính sách cổ phần hoá của nước ta. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thiết thực cho công tác thẩm định giá phục vụ thực hiện chính sách cổ phần hoá và chuyển giao trong quá trình cải cách hiệu quả hoạt động của đồng vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nước và hội nhập kinh tế. Đặt vấn đề định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường là mục đích nghiên cứu chính của đề tài, do vậy đề tài đã nhằm các các mục tiêu sau:
    - Cho thấy sự cần thiết của công tác thẩm định giá.
    - Trình bày những chướng ngại thường gặp phải khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và thực trạng công tác định giá Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
    - Đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác định giá ở Việt Nam.
    - Xác định các phương pháp định giá Doanh nghiệp phù hợp với tình hình Việt Nam

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuyên suốt trong đề tài này là phương pháp phương pháp luận duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: liệt kê, so sánh và minh hoạ, kết hợp với phương pháp phân tích nhằm nêu lên phương pháp định giá phổ biến trên thế giới; những thành tựu, những hạn chế, sự kế thừa và phát triển của họat động định giá của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương đối chiếu, vận dụng một số lý thuyết để giải thích những hiện tượng kinh tế từ đó đưa ra các đề xuất thỏa đáng.


    4. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
    Chúng ta thực hiện công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế còn đang ở trình độ phát triển thấp, chưa ổn định, các số liệu thống kê của nền kinh tế nói chung, của bản thân doanh nghiệp nói riêng nhìn chung chưa đầy đủ và còn kém tin cậy
    Luận văn đã tổng kết, phân tích quá trình thực hiện công tác định giá để phục vụ công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và chuyển giao phần góp vốn liên doanh giữa các bên hợp tác kinh doanh trong thời gian qua ở nước ta, đồng thời rút ra những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết. Từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp và định hướng góp phần thiết thực cho hoạt động định giá trong thời gian tới nhằm giúp cho chính sách cổ phần hoá được thực thi mạnh mẽ hơn, đáp ứng với mong muốn của Nhà nước về nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn Ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả hoạt động của khối Doanh nghiệp Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...