Luận Văn Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển, với những mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa sự gia tăng nhu cầu với mức độ thoả mãn chúng, giữa những biến đổi nhanh chóng của xã hội với khả năng thích nghi của cá nhân Không phải lúc nào mọi việc đều diễn ra một cách suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió như người ta mong muốn và sắp đặt. Có những tình huống cần những cách giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, giữa điều kiện và khả năng, giữa mong muốn và kết quả. Những lúc ấy, không ít người không thể quyết định được là họ phải làm gì, giải quyết ra sao, đặc biệt là với những khó khăn về tâm lý. Họ cần được trợ giúp để có thể thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống của riêng mình.

    Là một sinh viên được đào tạo chính quy về tham vấn, chuẩn bị bước vào nghề trong điều kiện tài liệu về tham vấn còn rất ít ỏi, tôi muốn tìm hiểu từ góc độ lý luận những phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn nhằm làm sáng tỏ các cách thức trợ giúp khách hàng đang được tiến hành có hiệu quả bởi các nhà tham vấn ở các nước phát triển. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

    Tham vấn với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp những vấn đề tâm lý của con người. Tham vấn hiện nay đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn là một ngành nghề khá mới mẻ ở Việt Nam.

    Trong mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế do chính sách mở cửa của nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao. Nhiều trung tâm, dịch vụ tham vấn (ở nước ta thường gọi là tư vấn) đã được thành lập và đi vào hoạt động, mang đến một dịch vụ trợ giúp mới mẻ cho người dân. Tuy nhiên hoạt động của những trung tâm này còn mang giá trị tự phát, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Do đó tham vấn chưa được coi là một nghề chuyên môn với những ý nghĩa đích thực của nó.


    Mục lục

    Phần mở đầu 1

    I. Đặt vấn đề 1

    II. Quan điểm nghiên cứu của đề tài. 2

    III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 2

    1.Đối tượng nghiên cứu: 2

    2.Khách thể nghiên cứu: 3

    3.Phạm vi nghiên cứu: 3

    IV.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3

    1.Mục đích nghiên cứu: 3

    2.Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

    2.1.Nghiên cứu lý luận: 3

    2.2.Kết luận và khuyến nghị. 3

    V. Phương pháp nghiên cứu: 4

    Phần nội dung 5

    I. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. 5

    1.Lịch sử phát triển các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn trên thế giới. 5

    1.1.Những tiền đề: 5

    1.2. Sự ra đời và phát triển của tham vấn. 10

    2. Lịch sử tham vấn Việt Nam. 17

    II/ Các khái niệm liên quan của đề tài. 20

    1. Khái niệm tham vấn. 20

    1.1.Thế nào là tham vấn? 20

    1.2. Phân biệt tham vấn với tư vấn (Consultant), cố vấn. 22

    2. Khái niệm nhà tham vấn (NTV): 26

    3. Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ 26

    3.1. Con người cân bằng . 27

    3.2. Khái niệm thân chủ: 29

    3.3.Vấn đề của thân chủ. 29

    4. Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. 30

    5.Khái niệm phương pháp tiếp cận. 32

    5.1.Khái niệm phương pháp: 32

    III.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 32

    1. Một số học thuyết nền tảng. 32

    1.1.Thuyết Maslow về nhu cầu của con người: 32

    1.2. Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erick Erickson. 35

    2.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. 38

    2.1.Phương pháp tiếp cận nội tâm: 39

    2.1.1.Phương pháp tiếp cận tâm động học. 40

    2.1.2. Phương pháp tiếp cận nhân văn - hiện sinh 58

    2.1.3. Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức 81

    2.2. Phương pháp tiếp cận ứng xử (hành vi) 96

    IV/ Triển khai các phương pháp tiếp cận TC vào ca tham vấn Việt Nam. 113

    Phần kết luận và khuyến nghị 132

    I/Kết luận : 132

    II/ Khuyến nghị: 132

    Phần phụ lục 149

    Phụ lục 1: Các từ viết tắt 149

    CA 2 : Ca tham vấn qua điện thoại 04/05/2003 - So sánh với ca Ănggien 154
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...