Luận Văn Các phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp i-tầm quan trọng của phân tích tài chính

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I-TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

    CHƯƠNG I
    CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    I-TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
    1-Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
    Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh .Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu của doanh nghiệp cụ thể thành những mục tiêu khác như: tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng ổn định, .
    Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
    -Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
    -Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đâu ftư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
    -Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động . Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động, . Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị htoả mãn nhu ccầu của thị trường.
    -Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Các mối quan hệ này được thẻ hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư chính sách về cơ cấu vốn và chi phí vốn, .
    Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh, cần phải có một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của Bảng cân đối kế toán. Nếu như toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nắm giữa được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thể xác định tại một thời điểm nhất định và được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp quyết định. Cho dù vậy, người ta vẫn có thể khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hoá dịch vụ đầu ra và hàng hoá dịch vụ đầu vào.
    Một hàng hoá dịch vụ dầu vào hay một yếu tố sản xuất là hàng hoá hay dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Các hàng hoá dịch vụ đầu vào kết hợp với nhau tạo ra hàng hoá dịch vụ đầu ra - đó là hàng loạt các hàng hoá dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất-kinh doanh khá. Như vậy trong một thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp đã chuyển hoà hàng hoá dịch vụ đầu vào thành hàng hoá dịch vụ đầu ra để trao đổi. Mối quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hoá dịch vụ đầu vào, hàng hoá dịch vụ đầu ra (tức quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) có thể mô tả như sau:
    Hàng hoá dịch vụ sản xuất-chuyển hoá Hàng hoá dịch vụ
    (mua vào) (bán ra)
    Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt - đó là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép các doanh nghiệp mua các hàng hoá dịch vụ cần thiết để tạo ra những hàng hoá dịch vụ để phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hện qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dóng tiền phất sinh từ đó, tức sự dịch hcuyển hàng hoá, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế.
    Như vậy ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào. Quy trình này được mô tả theo sơ đồ sau:
    Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)






    Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi vào (xuất quỹ)
    sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó đặc trung bởi yếu tố cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình công nghệ này có tác dụng quyết định đến cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp thực hiện trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng hoá dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đầu ra và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ chính quá trình trao đổi đó. Quá trình này quyết định đến sự vận hành của sản xuất làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản là dòng và dự trữ. Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu mỗi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích luỹ của doanh nghiệp. Một khối lượng tài sản, hàng hoá, hoặc tiền được đo tại một thời điểm là một khoản dự trữ. Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảngcủa tài chính doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào bản chất khác nhau của các dòng dự trữ mà người ta phân biệt dòng tiền đối trọng và dòng tiền độc lập.
    Hoạt động tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:
    - Đầu tư vào đâu như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp? Từ đó đưa ra tổng tiền cần đầu tư.
    - Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
    - Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối ưu thông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng như thế nào?, Phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, để thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?, và quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra quyết định thu, chi phù hợp?
    Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất trả lời ba câu hỏi trên.
    2-Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
    Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
    Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trước nhau trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp khách hàng, . kể cả các cơ quan nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đế tình hình tài chính trên một góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị sở hữu tài sản doanh nghiệp, do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnh vực đầu tư và tài trợ.đối với người cho vay mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác mối quan tâm của yếu của họ là các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán .
    Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hơpự khái quát, vừa xem xét mọôt cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
    II-MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
    Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
    Quy trình phân tích tài chính hiện nay ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các đơn vị tự chủ nhất định về tài chính, các tổ chức xã hội, tập thể, các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp,của ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết.
    Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau thì nhằm những mục tiêu khác nhau
    1-Đối với nhà quản trị
    Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng ra quyết định của ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia cổ tức, ., dự thảo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, kiểm soát các hoạt động quản lý. Mặt khác, tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn hoạt động kinh doanh tronh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
    2-Đối với nhà đầu tư
    Các cổ đông là các cá nhân hoặc doanh nghiệp, quan tâm trực tiếp đến tính toán các giá trị của doanh nghiệp vì họ bỏ vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất và họ có thể chịu rủi ro từ khoản vốn đó. Do vậy, các cổ đông cần biết tình hình thu nhập của mình có tương xứng với mức rủi ro của khoản đầu tư mà họ chịu. Nhà đầu tư phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp , đây là một trong những căn cứ giúp nhà đầu tư ra quyết có bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
    Thu nhập của các cổ đông tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này ảnh hưởng đén lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với câu hỏi trọng tâm: lợi nhuận bình quân cổ phiếu của công ty sẽ là bao nhiêu? Dự kiến lợi nhuận sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân chia lợi tức cổ phần và trong nghiên cứu rủi ro hướng các lựa chọn vào những cổ phiếu phù hợp nhất.
    3-Đối với người cho vay
    Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng phân tích. Để đưa ra quyết định cho vay, thì một trong những vấn đề mà người cho vay cần phải xem xét là doanh nghiệp thật sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?Bởi nhiều khi một quyết định cho vay có ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của người cho vay, có thể dẫn đến tình trạng phá sản của người cho vay, hay đơn vị cho vay. Phân tích tài chính đối với những khoản nợ dài hạn hay khoản nợ ngắn hạn cũng có sự khác nhau.
    Nếu là những khoản nợ ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi khoản nợ tới hạn trả nợ.



     
Đang tải...