Tiến Sĩ Các phương pháp điều khiển thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió hoạt động ở ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Điện năng giữ một vai trò then chốt trong phát triển kinh tế xã hội. Nhưng hơn
    1,3 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với điện [38, 54] ở những khu
    vực xa xôi như các hải đảo, vùng núi cao, vùng băng tuyết - những nơi mà lưới
    điện quốc gia không có khả năng vươn tới. Hệ thống điện ở những khu vực đó
    tạm gọi tên là hệ thống điện ốc đảo hay Remote Area Power Systems (RAPS).
    Nguồn điện trong RAPS sinh ra từ các tổ hợp phát điện diesel, quy mô phụ tải
    nhỏ và vừa, lưới điện có dung lượng hạn chế mang tính chất lưới yếu độc lập hoàn
    toàn với lưới điện quốc gia mang tính chất lưới cứng. Các nguồn năng lượng tái
    tạo đặc biệt là năng lượng gió được xem là một nguồn năng lượng tiềm năng để
    bổ sung cho hệ thống điện ốc đảo. Hệ thống điện ốc đảo thông thường lấy nguồn
    năng lượng từ tổ hợp phát điện diesel làm nền, là nguồn cung cấp năng lượng
    chính, nguồn năng lượng từ hệ thống phát điện sức gió (PĐSG) được huy động
    để giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch [17, 61].
    Nguyên tắc cơ bản để một hệ thống điện ổn định là sự cân bằng công suất giữa
    nguồn phát và tải tiêu thụ. Mối quan hệ cân bằng nói trên phản ánh sự cân bằng
    giữa công suất cơ của các nguồn năng lượng cơ sơ cấp cung cấp cho các máy phát
    với công suất điện tiêu thụ của phụ tải và các tổn hao. Trong hệ thống PĐSG,
    công suất cơ sản sinh từ turbine gió lại biến động thất thường theo tốc độ gió,
    ngẫu nhiên và không thể điều khiển được [16, 90]. Khi một hệ thống PĐSG hòa
    vào lưới quốc gia thì phải tuân theo những tiêu chuẩn cơ bản của nhà quản trị về
    điện áp, tần số, sóng hài được quy định t rong Grid-Codes, lưới điện quốc gia coi
    như một kho năng lượng vô hạn có khả năng hấp thụ tất cả lượng công suất phát
    vào. Với hệ thống điện ốc đảo, công suất nguồn phát lẫn dung lượng dây truyền
    tải là hữu hạn. Hệ thống điện ốc đảo mang đặc điểm lưới yếu, quán tính thấp nên
    rất nhạy cảm với những biến động của cả nguồn phát cũng như phụ tải.
    Để đảm bảo nguyên tắc cân bằng cân bằng công suất nói trên, hệ thống điều
    khiển giám sát (SCADA) có những sự tác động mang tính chất điều độ để vận
    hành lưới ổn định như: Điều chỉnh công suất nguồn phát, sa thải phụ tải. K hi
    điều chỉnh công suất nguồn phát, hệ thống điện ốc đảo có hai khả năng tác động:
    Điều chỉnh nguồn phát sức gió và điều chỉnh nguồn phát diesel. Với hệ thống
    PĐSG, công suất đầu ra không chủ động huy động được vì phụ thuộc vào yếu tố
    gió tự nhiên. Với nguồn phát diesel, tác động điều độ có thể diễn chủ động ra
    theo cả chiều tăng và giảm công suất nguồn phát. Khi nguồn phát sức gió được
    huy động cùng với nguồn phát diesel, sự chia sẻ công suất tác dụng giữa các
    nguồn phát dẫn tới đòi hỏi điều chỉnh công suất liên tục đưa tới hệ thống điều
    khiển tốc độ của động cơ diesel để điều chỉnh công suất cơ của động cơ sơ cấp.
    Trong khi đó ở RAPS, nguồn phát diesel đóng vai trò hình thành lưới, tần số lưới
    tỷ lệ với tốc độ quay của động cơ sơ cấp diesel. Chính hiện t ượng điều chỉnh liên
    tục công suất nguồn phát làm cho tần số lưới luôn biến động gây suy giảm nghiêm
    trọng chất lượng điện năng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động của các thiết
    bị điện cũng như chính bản thân tuổi thọ của động cơ diesel. Vì vậy, để khai thác
    hiệu quả năng lượng gió trong hệ thống điện ốc đảo cần thiết phải có giải pháp
    kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu hiện tượng biến động công suất sao cho chất
    lượng điện năng (t ần số) của cả hệ thống phải được đảm bảo phù hợp với một số
    tiêu chuẩn IEEE 1547.4, EN 50160 hoặc IEC như Bảng 1.4. Một trong những
    giải pháp phát huy được hiệu quả đó là sử dụng thiết bị kho điện để bổ sung
    công suất thiếu hụt hoặc hấp thụ công suất dư thừa của nguồn phát sức gió qua
    đó làm làm trơn (smoothing) công suất đầu ra của các hệ thống PĐSG. Siêu tụ
    có những ưu thế vượt trội so với các công nghệ tích trữ năng lượng khác trong
    những ứng dụng đòi hỏi động học nhanh. Thiết bị kho điện sử dụng siêu tụ
    (SCESS – Supercapacitor Energy Storage Systems) bao gồm siêu tụ và hệ thống
    biến đổi năng lượng (t ầng công suất) có khả năng trao đổi công suất hai chiều đã
    được một số nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm tích hợp trong hệ thống điện
    với mục tiêu đảm bảo chất lượng điện năng [12, 14, 21, 27, 29, 49, 61, 64, 90].
    Các chiến lược điều khiển và cấu trúc điều khiển của các công trình nghiên cứu
    trước đây phong phú nhưng vấn đề điều khiển bộ biến đổi DC-DC hai chiều còn
    nhiều hạn chế như: điều khiển tách biệt hai chiều năng lượng đòi hỏi phải có



    khóa chuyển giữa các chế độ; hoặc điều khiển hợp nhất hai chiều năng lượng sử
    dụng một cấu trúc điều khiển nhưng cơ sở thiết kế bộ điều khiển không tường
    minh do thiếu một mô hình động học phù hợp với các phương pháp điều khiển
    tuyến tính, phi tuyến. Những tồn tài đó dẫn tới nguy cơ suy giảm chất lượng hay
    thậm chí hệ mất ổn định khi điểm công tác thay đổi, t ham số của hệ thay đổi. Vì
    vậy, t rong luận án này, t ác giả thực hiện phân tích các chế độ làm việc của bộ
    biến đổi DC-DC hai chiều không cách ly để dẫn tới một mô hình động học mô tả
    thống nhất hai chiều năng lượng. Các phương pháp điều khiển tuyến tính có thể
    làm suy giảm chất lượng động học của hệ thống khi điểm làm việc t hay đổi và
    thực sự chưa phù hợp với bản chất phi t uyến của mô hình động học thống nhất
    hai chiều năng lượng của hệ. Do đó, luận án tiếp tục giải quyết vấn đề điều khiển
    phi tuyến thiết bị kho điện SCESS nhằm nâng cao chất lượng điều khiển hệ thống
    biến đổi điện năng gồm 2 bộ biến đổi DC-DC và DC-AC làm cơ sở để hoàn thành
    mục tiêu ổn định ngắn hạn công suất tác dụng đầu ra của turbine PĐSG, đảm
    bảo chất lượng tần số lưới.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Thiết bị kho điện sử dụng siêu tụ với ba thành phần: Siêu tụ, bộ biến đổi DCDC
    hai chiều, bộ biến đổi DC-AC hai chiều.
    Mục đích nghiên cứu:
     Đề xuất cấu trúc điều khiển thích hợp và có hiệu quả đối với hệ thống kho
    điện sử dụng siêu tụ để đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện ốc
    đảo nguồn phát hỗn hợp gió – diesel.
     Chỉ ra mối tương quan giữa công suất của hệ PĐSG với SCESS, xác định
    các thông số kỹ thuật của SCESS đối với các mức độ yêu cầu công suất theo
    profile gió cụ thể đối với hệ PĐSG.
     
Đang tải...