Tài liệu Các nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ


    1. Khái quát

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế - chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu chung.

    Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô (một hậu thuẫn vững chắc) và sự nỗ lực của nhân dân, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Sau hai thập kỉ, bộ mặt của các nước Đông Âu thay đổi, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Mọi âm mưu phá hoại của bon đế quốc và các thế lực phản động trong nước đều bị đập tan, chính trị được ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo.
    Thế nhưng, do cùng chung một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, dập khuôn một cách giáo điều theo mô hình ấy (trong hoàn cảnh các nước khác hẳn Liên Xô) nên khi cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 nổ ra, các nước Đông Âu đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm rõ rệt từ nửa sau những năm 70. Bước sang những năm 80, các nước Đông Âu đều đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, chuyển mạnh nền kinh tế sang con đường phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, kết quả không như mong muốn. Những cố gắng đó không kìm hãm được tốc độ suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong hai năm đầu thập niên 80, nhịp độ sản xuất giảm sút ở nhiều nước. Từ năm 1983, nền kinh tế có chiều hướng khá lên nhưng sau đó lại xấu đi.

    Từ năm 1981 – 1985, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân (GDP) của các nước này là 3,3%. Nhưng đến các năm 1988 – 1989, nhịp độ GDP giảm xuống chỉ còn 2,6%. Sang cuối năm 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu trong khủng hoảng. Thu nhập quốc dân tăng lên 0,5%, ở một số nước như Ba Lan, Hunggari thì giảm sút nặng nề.

    Nợ nước ngoài của các nước Đông Âu lại gia tăng nhanh chóng. Năm 1990, Ba Lan nợ đến hơn 32 tỉ USD, Nam Tư nợ khoảng hơn 16 tỉ USD, Hunggari nợ khoảng 18 tỉ USD.

    Sản xuất công nghiệp giảm, đặc biệt trong các ngành sản xuất điện, luyện kim, chế tạo cơ khí. Sản xuất nông nghiệp cũng phát triển chậm, một phần do thời tiết không thuận lợi. Trong 3 năm 1986 – 1989, khối lượng nông phẩm của các nước thuộc khối SEV chỉ tăng có 1,6%, riêng năm 1989 là 1%. Quan hệ kinh tế đối ngoại tuy có mở rộng nhưng không thu được kết quả mong muốn. Việc buôn bán giữa các thành viên trong khối SEV có xu hướng giảm, nợ phương Tây tăng (128,6 tỉ USD năm 1987). Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

    Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên. Ngay từ cuối những năm 70, ở nhiều nước đã xảy ra các cuộc đấu tranh, bãi công, đình công của công nhân và các tầng lớp nhân dân (Rumani, Ba Lan), làm cho tình hình đất nước càng lâm vào tình trạng bất ổn định.

    Mặc dầu chính phủ các nước Đông Âu đã có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng do những sai lầm chồng chất lâu ngày, cộng với những khó khăn bế tắc của công cuộc cải tổ ở Liên Xô dội vào và các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động trong nước và trên thế giới, cuộc khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu đều lần lượt thực hiện đa nguyên, đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tiến hành bầu cử trước thời hạn trong điều kiện bất lợi. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và lên nắm chính quyền. Trong những năm 1989 – 1990, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu lần lượt bị tan rã. Tất cả các nước quay đầu trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền đều đổi tên đảng và chia thành nhiều phe phái, phần lớn theo lập trường của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tên nước, Quốc kì và ngày Quốc khánh đều thay đổi.

    Cùng với các sự kiện trên, ngày 28/6/1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. Ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vácxava chấm dứt hoạt động.

    2. Quá trình khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa

    2.1. Ba Lan

    Ba Lan là nước chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thờ Thiên Chúa giáo hơn bất kì nước Đông Âu nào và cũng là nước trải qua khủng hoảng sớm nhất vào cuối năm 1988.

    Sau cuộc bãi công tháng 12/1970, ở Gơdăngxcơ (Đăngdich), Girếch giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Ông bắt đầu đề ra chính sách “đổi mới” và “mở rộng”, chủ trương mở rộng quan hệ với phương Tây. Trong 10 năm cần quyền, Girếch đã hai lần sang Pháp và hai lần đón Tổng thống Pháp. Các Tổng thống Mĩ – Nichxơn, Pho, Catơ đều đến Ba Lan. Girếch tăng cường nhập khẩu mà kết quả là mắc nợ tới 115 tỉ Phrăng vào năm 1980.
    Tình trạng giá cả tăng vọt từ tháng 7/1980 đã dẫn tới sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 6/9/1980, Girếch từ chức Bí thư thứ nhất.

    Tháng 9/1976, “Ủy ban bảo vệ công nhân” theo chủ nghĩa dân tộc, chống Liên Xô và thân phương Tây được thành lập. Phe đối lập gồm nhiều “ủy ban bãi công” đã tìm cách liên hệ được với nhau. Các công đoàn tự do được thành lập, đối lập với công đoàn nhà nước. Lếch Valensa – một người thợ máy đóng tàu ở Gơđăngxcơ đã nắm quyền lãnh đạo phong trào và cùng với các cộng sự thành lập Công đoàn Đoàn kết. Tổ chức này đã thu hút không chỉ công nhân mà cả trí thức, nông dân và công chức cùng tham gia. Công đoàn Đoàn kết cũng giành được vị trí ở đài phát thanh và truyền hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...