Luận Văn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHoá luận tốt nghiệp trường đại học luật hà nội khoá 34 - năm 2013

    LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiToàn cầu hóa và hội nhập hóa nền kinh tế quốc tế là xu thể tất yếu hiện nay, theo với xu thế đó của thế giới Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể hóa điều này tại đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương khai thác có hiệu quả các cơ hội và giám sát tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta gia nhập WTO”.
    Thực hiện chủ trương này đất nước ta đã và đang tích cực hội nhập vào sân chơi khu vực và quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO tổ chức Thương mại Thế giới.
    Gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển như: Nguồn viện trợ, hỗ trợ, nguồn vốn đầu tư nhưng cũng mang lại cho chúng ta rất nhiều thử thách. Một khi đã tham gia sân chơi quốc tế ắt sẽ không tránh khỏi sự tranh chấp quốc tế. Hiện nay, cách giải quyết đang được xem là có hiệu quả đó chính là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Để có thể tham gia sân chơi này thì việc tìm hiểu nghiên cứu các quy tắc, quy định của WTO là điều vô cùng cần thiết. Mặt khác, Việt Nam là một nước đang phát triển, nên việc đánh giá nhìn dưới góc độ của nước đang phát triển là một cách nhìn mới, và cũng là cơ hội cho Việt Nam và những nước đang phát triển trong quá trình tham gia vào cơ chế này. Chính vì những lý do trên em chọn đề tài là: “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO của các nước đang phát triển, em nêu ra giải pháp cụ thể cho Việt Nam để tham gia một cách có hiệu quả vào sân chơi quốc tế.
    Đối tượng nghiên cứu là Phụ lục II của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO (DSU), cũng như các điều khoản của các Hiệp định khác có liên quan và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển tương đồng với Việt Nam để Việt Nam học tập, vận dụng trong bối cảnh mới.
    2. Phương pháp nghiên cứuKhóa luận được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên một số phương pháp như: Phương pháp lịch sử để tìm hiểu lịch sử hình thành cũng như phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; Dùng phương pháp phân tích để phân tích những nội dung của cơ chế giải quyết tranh chấp, thời gian thực hiện qua các quy định của WTO; Dùng phương pháp so sánh để thấy được những điểm tiến bộ ưu việt hay hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp, đối chiếu, chứng minh, thống kê
    Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất những kiến nghị và giải pháp, nhằm giúp Việt Nam chủ động giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế một cách có hiệu quả.
    3. Ý nghĩa của luận vănVề mặt lí luận, Khóa luận hệ thống hóa về khái niệm, bản chất, nội dung và quá trình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
    Về mặt thực tiễn, Khóa luận cập nhật các thông tin, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, mà chủ thể là các nước đang phát triển. Làm căn cứ cho quá trình hoạch định chính sách và pháp luật, cũng như biện pháp để có thể chủ động giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết của WTO.
    4. Kết cấu đề tàiBài Khóa luận của em ngoài phần mở đầu và kết luận thì trong phần nội dung có 3 chương như sau:
    Chương 1: Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
    Chương 2: Quy định của WTO về vấn đề giải quyết tranh chấp đối với các nước đang phát triển.
    Chương 3: Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 4
    1. Một số khái niện cơ bản. 4
    1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế. 4
    1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. 5
    2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5
    2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 9
    2.3. Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 10
    2.4. Phạm vi đối tượng tranh chấp. 14
    2.5. Trình tự và thời hạn giải quyết tranh chấp của WTO. 15
    Kết luận chương 1. 19
    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 20
    1. Những quy định đối với Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU-Dispute Settlement Understanding) có liên quan đến các nước đang phát triển. 20
    2. Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO dước góc nhìn của các nước đang phát triển 22
    3. Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển 25
    3.1. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển. 25
    3.2. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển. 26
    Kết luận chương 2. 28
    CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 29
    1. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 29
    2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 31
    2.1. Các biện pháp về pháp luật. 31
    2.2. Các biện pháp thực tiễn. 34
    Kết luận chương 3. 36
    KẾT LUẬN 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...