Luận Văn Các nội dung về hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các nội dung về hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo thương mại
    Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức, ngành nghề khác nhau. Từ đó, việc hoạt động, sản xuất trong cùng một lĩnh vực, tranh giành thị trường liên quan là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, cạnh tranh sẽ là vấn đề tất yếu. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mỏi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa, dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà tặng . Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại (XTTM) và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua quan hệ dịch vụ do thương nhân khác cung cấp.
    Chính vì những lợi ích mà hoạt động XTTM mang lại, từ đó nhằm liên hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các “kỹ thuật thuyết phục” khác nhau thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, XTTM đã sớm được coi là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả năng mang lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng thời có những ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng.
    Xét về góc độ kinh tế, XTTM là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những năm đầu của thế kỷ XX cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm marketing. Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (Promotion) có nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuyếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không chỉ là XTTM mà còn có ý nghĩa là sự khuyếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Thậm chí, ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các tổ chức XTTM phải có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Như vậy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định: XTTM không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính phủ và các tổ chức XTTM.
    Kết cấu đề tài:
    I. Bình luận về các hình thức XTTM theo quy định của pháp luật Việt Nam
    II. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
     
Đang tải...