Luận Văn Các Nội Dung Chính Của Văn Hoá Doanh Nghiệp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các Nội Dung Chính Của Văn Hoá Doanh Nghiệp


    Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên 'tính người' cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Nói tới văn hoá còn là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể "gieo trồng" (sáng tạo, xây dựng) và "điều chỉnh" (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Được xem là cái "nền tảng", "vừa là mục tiêu vừa là động lực" làm cho sự phát triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hoá truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo chính sách "trọng thương ức thương" là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoá kinh doanh đúng nghĩa. Đi vào thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi vào xã hội phát triển theo cơ chế thị trường hinh như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hoá Việt Nam?
    Với suy nghĩ đó, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu về Văn hóa doanh nghiệp, trên cơ sở đó nêu lên một cái nhìn khái quát về văn hóa doanh nghiệp, thực trạng VHDN ở Việt Nam hiện nay cũng như một số phương án và giải pháp cho các nhà quản lý trong bước đường hình thành một nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp của mình.
    Hi vọng rằng những gì mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này sẽ là những “cẩm nang” cho các nhà quản lý cũng như cho tất cả những ai đã - đang - và sẽ có ý định trở thành một nhà doanh nghiệp trong tương lai.
    Với mục đích phổ biến rộng rãi đến tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi cũng đã mạnh dạn xây dựng một WEBSITE riêng về văn hóa trong kinh doanh. Rất mong được sự quan tâm của tất cả các bạn và mờI các bạn đến thăm website của chúng tôi:
    http://nguoiquanly.tk
    Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Quang Chương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn những hạn chế khách quan và chủ quan nên khó tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để đề tài này được hoàn thiện hơn.






    MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
    1. Đi tìm một định nghĩa 3
    2. Văn hoá doanh nghiệp - từ bề mặt đến tầng sâu . 4
    3. Mục tiêu và lợi ích của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp 6
    4. Tác động kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp của VHDN . 12
    5. Vai trò của nhà lãnh đạo đối với VHDN 13
    6. Văn hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay . 14
    PHẦN II : Các Nội Dung Chính Của Văn Hoá Doanh Nghiệp
    CHƯƠNG 1 : ỨNG XỬ VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 16
    I. Biết lắng nghe nhân viên 17
    II. Đánh giá nhân viên 19
    1. Đánh giá nhân viên - nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý 19
    2. Tầm quan trọng phải đánh giá nhân viên 20
    3. Một vài định hướng cho việc đánh giá nhân viên 20
    [I]4. Phương pháp đánh giá nhân viên 21
    III. Một số điều cần lưu ý trong cách ứng xử của nhà quản lý đối với nhân viên của mình . 25
    [I]1. Giám đốc làm gì để giữ được nhân viên giỏi . 25
    [I]2. Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết? 26
    IV. Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý 29
    [I]1. Quản lý kiểu hướng dẫn . 29
    [I]2. Quản lý kiểu tư vấn, hay kiểu “ông bầu” 30
    [I]3. Quản lý kiểu hỗ trợ . 30
    [I]4. Phong cách phân cấp hay uỷ quyền . 30
    V. Quản lý “sếp” . 30
    CHƯƠNG 2: HÀNH VI GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC KINH DOANH 33
    1. Biến khách hàng thành bạn . 34
    2. Khách hàng có nên là thượng đế? 35
    3. Mấu chốt để thoả mãn khách hàng 37
    4. Kỹ năng chăm sóc khách hàng trước bán hàng 41
    5. Có cần chăm sóc khách hàng sau khi hợp đồng được ký kết 43
    6. Giành lại khách hàng sắp mất 43
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ HỮU HÌNH 46
    1. Vai trò của khẩu hiệu công ty 47
    2. Để riêng mình một tên gọi 48
    3. Xung quanh việc đổi mới nhãn hiệu . 51
    4. Trang phục truyền thống 52
    5. Vai trò của bài hát truyền thống của công ty 53
    6. Logo và thiết kế logo trong kinh doanh . 53
    7. Giá trị của truyền thống công ty 55
    8. Tìm hiểu lịch sử công ty . 56
    CHƯƠNG 4: NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ GIÁ TRỊ MÀ DOANH NGHIỆP PHẤN ĐẤU ĐẠT TỚI 58
    1. Những nguyên tắc hành động mà người lãnh đạo giỏi phải có và phải biết vận dụng trong thực tế . 59
    2. Nguyên tắc 20 - 80 . 61
    CHƯƠNG 5: TRIẾT LÝ KINH DOANH, LÝ TƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP . 63
    1. Bàn về triết lý kinh doanh . 64
    2. Triết lý 3P trong văn hoá kinh doanh . 65
    3. Hãy quý trọng những gì bạn đang có 68
    CHƯƠNG 6: NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG 70
    1. Những quan niệm chung . 71
    2. Cơ sở tâm lý của việc hình thành văn hoá doanh nghiệp . 72[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...