Chuyên Đề Các nhân tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia Bằng chứng thực nghiệm t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM TẮT . . 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . 2
    CHƯƠNG 2: MỘT VÀI NÉT CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN
    QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG . . 4
    2.1. Hoạt động M&A trên thế giới trước khủng hoảng tài chính 2008 . 4
    2.2. Hoạt động M&A trên thế giới sau khủng hoảng tài chính 2008 . . 10
    2.3. Một vài nét về tình hình M&A ngân hàng ở Việt Nam từ 2005 - 2010 . . 12
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY . . 16
    3.1. Các động lực chủ yếu thúc đẩy các ngân hàng thực hiện M&A . . 16
    3.1.1. M&A do ban quản lí tìm kiếm giá trị gia tăng trong tương lai . 17
    3.1.1.1. M&A do có giá trị cộng hưởng . . 17
    3.1.1.2. M&A nhằm gia tăng vị thế thị trường . . 18
    3.1.2. M&A do phải giải quyết các vấn đề trong quá khứ (M&A do kiệt quệ
    tài chính) . 19
    3.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ngân hàng đến ngân hàng thâu tóm, ngân hàng
    mục tiêu và nước chủ nhà . . 19
    3.2.1. Đối với ngân hàng thâu tóm . . 20
    3.2.2. Đối với ngân hàng mục tiêu . . 20
    3.2.3. Đối với nước được đầu tư thông qua M&A xuyên quốc gia . 22
    3.3. Đặc điểm của những ngân hàng tham gia vào hoạt động mua lại và sáp
    nhập xuyên quốc gia . . 25
    3.4. Các đặc điểm của những quốc gia là nước được đầu tư trong hoạt động
    M&A xuyên biên giới . . 26
    CHƯƠNG 4: NỘI DUNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (TÁC GIẢ DARIO
    FORCAREELLI TRONG BÀI NGHIÊN CỨU “WHY DO BANKS MERGE?” 29
    4.1. Nguồn dữ liệu . . 29
    4.2. Tập mẫu . . 31
    4.3. Thiết lập mô hình nghiên cứu . 37
    4.4. Các biến trong mô hình . . 39




    ii
    4.5. Kết quả . . 41
    4.5.1. Các ngân hàng chủ động và bị động . . 41
    4.5.2. Sáp nhập . . 45
    4.5.3. Mua lại . . 46
    4.5.4. Tính phù hợp của các ước lượng . . 48
    CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM . 49
    5.1. Thống kê mô tả dữ liệu . . 49
    5.2. Kết quả và kiểm định mô hình . . 51
    5.3. Giải thích kết quả và dự báo cho các ngân hàng ở Việt Nam . 57
    5.3.1. Giải thích kết quả đạt được về tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam . 57
    5.3.2. Dự báo cho một số ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 . . 68
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN CHUNG . . 71
    PHỤ LỤC . . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 78



    1
    TÓM TẮT
    Hệ thống ngân hàng trên thế giới trong giai đoạn gần đây đã có những bước
    phát triển vượt bậc, đặc biệt nhất chính là hiện tượng toàn cầu hóa ngành ngân hàng.
    Hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên ngân hàng (M&A cross-border) là một trong
    những phương tiện hữu hiệu giúp cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra với mức độ
    ngày một cao hơn. Chính vì thế, hoạt động này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của giới
    hàn lâm, và do vậy, có rất nhiều bài nghiên cứu về nguyên nhân cũng như hiệu quả
    của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngân hàng thâu tóm,
    ngân hàng mục tiêu và toàn bộ ngành ngân hàng của quốc gia mục tiêu. Ở Việt
    Nam, trong giai đoạn hội nhập để phát triển của mình, tất nhiên sẽ không nằm ngoài
    quá trình toàn cầu hóa thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia này.
    Khi thực hiện xem xét hoạt động M&A xuyên quốc gia của ngành ngân hàng ở Việt
    Nam thì những kết quả tìm được khá khác biệt so với các nghiên cứu trước đó trên
    thế giới. Nếu như trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng thực hiện
    M&A là do chúng đang gặp phải các vấn đề về tài chính hoặc hiệu quả hoạt động
    thì ở Việt Nam, các ngân hàng tham gia chủ yếu là những ngân hàng hoạt động hiệu
    quả với lợi nhuận cao, là những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh tương đối tốt so với
    các đối thủ cùng ngành. Có thể nói, các ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các
    định chế tài chính nước ngoài nhằm mục đích học hỏi, trao đổi kĩ năng quản lí, phát
    triển lĩnh vực ngân hàng dịch vụ. Hơn thế nữa, trong các kết quả nghiên cứu trước
    đây trên thế giới, hiệu quả hoạt động sau khi tham gia vào M&A xuyên quốc gia
    của cả ngân hàng mua lại và ngân hàng mục tiêu thường không cao thì ở Việt Nam,
    các chỉ số tài chính lại cho thấy các ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài
    hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cùng ngành.




    2
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
    Hoạt động trung chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế là một hoạt động hết sức
    quan trọng, có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng đầu tư nhằm
    phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tiếp
    cận nguồn vốn hợp pháp từ hai nguồn: hoặc là trên thị trường chứng khoán hoặc là
    đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do những bất cập còn chưa giải
    quyết được, thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam chưa thể là một kênh huy
    động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp
    có qui mô vừa và nhỏ nhưng chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt
    Nam. Trong giai đoạn hiện tại, để có thể tiếp cận được nguồn vốn, hầu hết các
    doanh nghiệp đều tìm đến hệ thống ngân hàng. Vì thế, một hệ thống ngân hàng ổn
    định, vững mạnh là một điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, hệ
    thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, một số ngân hàng có nguy cơ
    không đảm bảo được tính thanh khoản cũng như tạo niềm tin cho người gửi tiền. Do
    đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một số biện pháp nhằm cải thiện hệ thống
    ngân hàng, trong đó có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thực hiện sáp nhập
    và mua lại (M&A), bao gồm M&A các ngân hàng trong nước (M&A domestic)
    cũng như M&A xuyên quốc gia (M&A cross-border).
    Trong hoàn cảnh chung đó, nổi bật lên chính là sự gia tăng của hoạt động mua
    lại và sáp nhập xuyên quốc gia. Là một hệ quả của quá trình cố gắng thu hút nguồn
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia là một
    cánh cửa mở ra cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào các thị trường ngân
    hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khác với các nguồn vốn đầu tư mới vào hình thành nhà
    xưởng, máy móc làm gia tăng năng lực sản xuất của quốc gia đó, hoạt động M&A
    xuyên quốc gia trong giai đoạn ban đầu chỉ là chuyển giao quyền sở hữu trong nước
    cho nước ngoài. Vì vậy, có những câu hỏi được đặt ra như là: Liệu M&A xuyên
    quốc gia ngành ngân hàng có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của nước
    được đầu tư như là đầu tư mới hay không? Và cụ thể hơn nữa là ảnh hưởng của hoạt
    động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngành ngân hàng như thế nào?




    3
    Nhưng dù cho ảnh hưởng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia
    như thế nào chăng nữa, thì đây vẫn là một hoạt động được diễn ra với mật độ ngày
    càng cao và có giá trị giao dịch ngày càng lớn. Nguyên nhân nào khiến cho các nhà
    quản lí và chủ sở hữu quyết định thực hiện M&A xuyên quốc gia? Điều này dẫn đến
    những câu hỏi khác là vậy ngân hàng nào sẽ có xu hướng tham gia thực hiện hoạt
    động M&A xuyên quốc gia? Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp ích cho các
    ngân hàng chủ động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động mua lại và sáp nhập
    xuyên biên giới. Ta có thể biết được ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi
    tham gia vào hoạt động ngày càng phổ biến này. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho
    ngân hàng biết được bản thân ngân hàng cần phải đáp ứng những đặc tính gì khi
    muốn là bên được đầu tư, cũng như chủ động hơn trong việc chọn đối tác thực hiện
    mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia này.
    Bài viết này được thực hiện nhằm mục tiêu trả lời cho các câu hỏi đã nêu dựa
    trên một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và bằng kết quả từ mô hình
    nghiên cứu với dữ liệu Việt Nam. Kết cấu của bài viết gồm các phần như sau: Phần
    2 sẽ đề cập một vài nét về tình hình của hoạt động M&A xuyên quốc gia trên thế
    giới cũng như ở Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008. Phần
    3 trình bày một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố và động
    cơ thúc đẩy các ngân hàng thực hiện M&A, cũng như là các kết luận của một số tác
    giả về ảnh hưởng của hoạt động mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia đối với ngân
    hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu, và đối với quốc gia được đầu tư. Đây cũng là
    những nền tảng lí thuyết để giúp cho người viết thực hiện bài nghiên cứu này. Phần
    4 trình bày về các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu các đặc tính của ngân
    hàng tham gia thực hiện M&A. Từ đó, phần 5 sẽ là phần giải thích các kết quả tìm
    được cũng như đưa ra những dự báo cho các ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng là một
    số kết luận chung về những phát hiện trong bài viết này.




    4
    CHƯƠNG 2 MỘT VÀI NÉT CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG
    M&A XUYÊN QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC NGÂN
    HÀNG
    2.1. Hoạt động M&A trên thế giới trước khủng hoảng tài chính 2008
    Trong giai đoạn những năm trước khủng hoảng kinh tế 2008, ngành ngân hàng
    quốc tế đã mở rộng nhanh chóng, cả tại những nước phát triển và đang phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...