Thạc Sĩ Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nghèo là vấn đề quan trọng của Việt Nam trong định hướng Xã hội Chủ
    nghĩa, nghiên cứu về nghèo đói giúp các nhà làm chính sách có cơ sở để ra
    các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như XĐGN
    nói riêng. Do đó, yêu cầu bức thiết là phải có thêm nhiều nghiên cứu nghèo
    đói ở cấp vùng và cấp địa phương với nhiều cách tiếp cận khác nhau kể cả
    định tính và định lượng. Thực hiện nhiều nghiên cứu hơn với những thông
    tin chi tiết hơn, chính xác hơn sẽ là bước đầu tiên quan trọng trong mọi
    chiến lược phát triển ở Việt Nam.
    Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu Các nhân
    tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL giai đoạn 2003-2004
    nhằm xác định các nhân tố chủ yếu (mang tính đặc trưng) ảnh hưởng đến
    xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý chính sách XĐGN
    cho Vùng.

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
    1.1 Vấn đề nghiên cứu
    Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ
    58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, tương đương 24 triệu người đã thoát
    nghèo sau 11 năm. Nếu so với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là
    giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn một nửa trong giai đoạn dài hơn là 1990-2015 thì quả là
    một thành tích đặc biệt. Thế nhưng Việt Nam đang là nước có thu nhập bình quân đầu
    người thấp, năm 2004 là 550 USD/người (GSO, 2004) và thoát khỏi nghèo đói vẫn còn là
    giấc mơ của hàng triệu người dân. Đại bộ phận dân cư có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng
    nghèo chút ít nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài (Báo
    cáo cập nhật nghèo, 2006).
    Theo GSO (2004), hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và 45% dân nông
    thôn sống dưới mức nghèo). Họ là những người sản xuất nhỏ hoặc là nông dân không đất
    đi làm thuê. Tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng người nghèo cũng được
    tiếp cận với các cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình gia nhập WTO cũng như
    chống tái nghèo, xuất hiện hình thái nghèo mới là một thách thức lớn lao cho Việt Nam.
    Vùng ven biển ĐBSCL, phần lớn là nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
    (trồng lúa và thủy sản) nên tính dễ bị tổn thương đối với nông dân và nông nghiệp ở đây
    là rất lớn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO. (Tổn thương thường do cạnh tranh
    khốc liệt dẫn đến giá nông sản giảm mạnh, nông dân không có trình độ chuyên môn - kỹ
    thuật nên khó tìm việc làm phi nông nghiệp ). Hệ quả là nguy cơ xuất hiện hình thái
    nghèo mới khó chữa hơn, chi phí cho thoát nghèo cũng lớn hơn. Do đó, nghiên cứu
    nghèo ở vùng này trở nên rất cần thiết cho Chính phủ, Chính quyền địa phương, tổ chức
    Chính phủ, và NGOs, từ đó có chính sách XĐGN phù hợp cho Vùng.
    Ở Việt Nam, bộ số liệu ĐTMSHGĐ 2004 (do GSO thực hiện năm 2004) cung cấp thông
    tin để mô tả tổng quát về đời sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Ngoài ra, bộ số liệu
    này cho phép chúng ta nghiên cứu các chủ đề liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ
    cũng như xem xét liệu một hộ gia đình có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đói hay
    không.
    Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho ĐBSCL với cách tiếp cận thiên về định tính, mô tả
    thay vì tiếp cận định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến khả năng nghèo đói
    của hộ gia đình. Với ý nghĩa đó, đề tài “Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven
    biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004” sử dụng phương pháp định
    lượng xác định các nhân tố tác động đến xác suất nghèo đói của hộ gia đình, từ đó gợi ý
    chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    ƒ Đánh giá tình trạng nghèo đói và phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của vùng
    ven biển ÐBSCL trong giai đoạn 2003-2004.
    ƒ Xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của các hộ gia đình
    trong Vùng.
    ƒ Gợi ý chính sách xóa đói giảm nghèo cho Vùng.
    1.3 Các giả thuyết nghiên cứu
    Khi nghiên cứu về tình trạng nghèo đói của hộ gia đình vùng ven biển ĐBSCL, chúng tôi
    giả thuyết rằng nhóm nhân tố kinh tế, xã hội sau sẽ tác động đến xác suất nghèo đói của
    hộ:
    Nhóm các đặc điểm của hộ gia đình:
    ã Điều kiện kinh tế của hộ bao gồm tình trạng việc làm của hộ (có việc làm hay thất
    nghiệp), loại ngành nghề (nông nghiệp hay phi nông nghiệp);
    ã Quan hệ xã hội của hộ thể hiện qua trình độ giáo dục phổ thông (số năm đi học,
    bằng cấp cao nhất của chủ hộ ); thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay không; chủ hộ
    là nam hay nữ

    Nhóm các nhân tố có liên quan đến vai trò Chính phủ:
    ã Khả năng tiếp cận hạ tầng cơ sở như đường giao thông, trường học, cơ sở y tế
    ã Phân bổ đất canh tác, hệ thống tín dụng chính thức ở nông thôn.
    Nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích các nhân tố trên và kiểm định tác động của từng
    nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ.
    1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    ƒ Phạm vi nghiên cứu là các huyện ven biển ở vùng ĐBSCL.
    ƒ Đơn vị nghiên cứu là các hộ dân cư sống ở vùng ven biển ĐBSCL.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    ƒ Phương pháp định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định những nhân tố
    kinh tế, xã hội chủ yếu tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình.
    ƒ Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh và tổng hợp dữ liệu sơ và thứ cấp.
    1.6 Đề tài có kết cấu
    Ngoài chương mở đầu (chương 1 - giới thiệu), đề tài còn có 4 chương khác.
    Chương 2 - Khung lý thuyết về nghèo - trình bày tổng quan các lý thuyết về nghèo đói
    liên quan đến các khái niệm, các phương pháp xác định nghèo, các nguyên nhân dẫn đến
    nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam, từ đó rút ra khung lý thuyết để
    làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo đói cho Vùng.
    Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu – chương này mô tả sơ lược về vùng nghiên cứu,
    phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thiết cho các mô hình kinh tế lượng.
    Chương 4 - Kết quả phân tích – trình bày kết quả phân tích các nhân tố kinh tế, xã hội
    liên quan đến nghèo đói Vùng trong mối tương quan với vùng ĐBSCL.
    Chương 5 - Gợi ý chính sách XĐGN - nêu ra những gợi ý chính sách về xóa đói giảm
    nghèo cho Vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...