Tính cấp thiết của đề tài Đối với các doanh nghiệp, trong điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu, để đảm bảo quá trình phát triển kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hội nhập và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP (Enterprise Resources Planning) đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Trên thế giới, việc ứng dụng các giải pháp ERP với nội dung chính là đưa ra giải pháp tổng thể cho tin học hóa tác nghiệp và quản trị trong các tổ chức, doanh nghiệp đã được thực hiện từ lâu. Đây là một công cụ hiệu quả giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác nghiệp, đồng thời giúp các tổ chức, doanh nghiệp hội nhập với một tiêu chuẩn quản lý quốc tế. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm và nhu cầu tăng cường năng lực quản lý trong đó có ERP. Đây cũng là bức tranh chung của các nước đang phát triển với nhu cầu cải cách công nghệ quản lý kinh tế không ngừng. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan, mà việc triển khai ERP của các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa được phổ biến. Theo thống kê của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến 6/2006 chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP) và theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng 6/2008 hiện có 86,5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng mức độ rất khác nhau. Số doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên doanh nghiệp (ERP) chỉ đạt 7%. Vậy đâu là nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở TP Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt, các doanh nghiệp nhận thức như thế nào về sự tác động (hay vai trò) của những nhân tố này. Đề tài: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG ERP CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP ĐÀ NẴNG là một nghiên cần thiết nhằm tìm ra mối 2 quan hệ tác động của những nhân tố trong quá trình ứng dụng ERP, giúp cho Thành phố, các doanh nghiệp của Thành phố có một tầm nhìn tổng quát về mô hình nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài gồm 3 vấn đề chủ yếu: - Nhận diện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp từ đó hình thành mô hình khái niệm cho việc ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng ứng dụng ERP tại Việt Nam và đưa ra mô hình đề nghị phân tích. - Thu thập số liệu và hình thành mô hình thực tiễn ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mức độ triển khai ERP ở các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng. 3. Đối tượng nghiên cứu Các doanh nghiệp đang ứng dụng hoặc có ý định ứng dụng ERP trên địa bàn TP Đà Nẵng. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn thực hiện trên các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu Định tính và định lượng. Định tính: Tổng lược một số mô hình ứng dụng công nghệ mới trên thế giới và Việt Nam. Từ đó hình thành mô hình khái niêm về ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp. Định lượng: Trên cơ sở mô hình khái niệm được xây dựng, tiến hành: - xây dựng công cụ thu thập dữ liệu (bảng câu hỏi). - Phân tích nhân tố và mô hình hồi qui đa biến nhằm tìm ra các nhân tố quan trọng. 3 4. Bố cục luận văn Kết cấu luận văn gồm 4 chương. Chương 1 trình bày ERP và mô hình khái niệm về ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2 trình bày hiện trạng ứng dụng ERP tại Việt Nam. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định các thang đo và mô hình đề nghị phân tích. Trước tiên thang đo được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá nhằm tìm ra các nhân tố quan trọng. Cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy. Chương 4 là phần kết luận và kiến nghị.