Đồ Án Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Nha Trang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Nha Trang


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục các sơ đồ và hình vẽ
    CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU . 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 M
    ục đích, mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 P
    hương pháp nghiên cứu 2
    1.4 Đ
    ối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.5 K
    ết cấu đề tài . 3
    CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ HÃNG ĐIỆN THOẠI
    ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY . 4
    2.1 Lịch sử phát triển của điện thoại di động . 4
    2.2 Lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động . 7
    2.3 Phân loại điện thoại di động . 8
    2.3.1 Điện thoại cơ bản . 8
    2.3.2 Điện thoại phổ thông 8
    2.3.3 Điện thoại thông minh 9
    2.4 Giới thiệu một số hãng điện thoại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam . 9
    2.4.1 Nokia . 10
    2.4.1.1 Đôi nét về hãng Nokia . 10
    2.4.1.2 Một số sản phẩm của Nokia . 12
    2.4.1.3 Ưu, nhược điểm các sản phẩm của Nokia 12
    2.4.2 Samsung 13
    2.4.2.1 Đôi nét về Samsung . 13
    2.4.2.2 Một số sản phẩm của Samsung 14
    2.4.2.3 Ưu, nhược điểm các sản phẩm của Samsung 15
    2.4.3 Q-Mobile . 15
    2.4.1.1 Đôi nét về hãng Q-Mobile . 15
    2.4.1.2 Các dòng điện thoại của Q-Mobile . 16
    2.4.1.3 Ưu, nhược điểm các sản phẩm của Q-Mobile . 17
    2.2.4 Các hãng điện thoại khác . 18
    CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 19
    3.1 Hành vi mua của người tiêu dùng 19
    3.1.1 Định nghĩa . 19
    3.1.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng . 19
    3.2 Các yếu tố tác động đến hành vi mua của người mua . 20
    3.2.1 Đặc điểm của người mua 20
    3.2.1.1 Yếu tố văn hóa . 21
    3.2.1.2 Yếu tố xã hội . 22
    3.2.1.3 Yếu tố cá nhân . 24
    3.2.1.4 Yếu tố tâm lý . 26
    3.2.2 Quá trình ra quyết định của người mua 29
    3.2.2.1 Nhận biết nhu cầu 29
    3.2.2.2 Tìm kiếm thông tin 30
    3.2.2.3 Đánh giá các lựa chọn 31
    3.2.2.4 Quyết định mua hàng . 32
    3.2.2.5 Hành vi hậu mãi . 33
    3.3 Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên 33
    3.3.1 Các đặc điểm thiết kế của điện thoại 34
    3.3.1 Các đặc điểm công nghệ của điện thoại 34
    3.3.2 Giá cả của điện thoại 36
    3.3.3 Thương hiệu điện thoại 37
    3.3.4 Các ý kiến tham khảo . 38
    3.4 Mô hình nghiên cứu . 40
    CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
    4.1 Phương pháp nghiên cứu . 42
    4.1.1 Quy trình nghiên cứu 42
    4.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi 43
    4.1.3 Kích thước mẫu . 43
    4.1.4 Phương pháp nghiên cứu . 43
    4.2 Phân tích mô tả . 44
    4.2.1 Bảng thống kê giới tính các sinh viên tham gia phỏng vấn 44
    4.2.2 Bảng thống kê một số thương hiệu điện thoại mà sinh viên
    đang dùng 45
    4.2.3 Bảng thống kê các mục đích sử dụng điện thoại của sinh viên . 46
    4.2.4 Bảng thống kê các mức giá điện thoại mà sinh viên đang sử dụng . 47
    4.2.5 Bảng thống kê các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua điện thoại . 48
    4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha . 49
    4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến đặc điểm thiết
    kế của điện thoại di động . 49
    4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến đăc điểm công
    nghệ của điện thoại 51
    4.3.3 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến giá điện
    thoại 53
    4.3.4 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến thương hiệu
    điện thoại . 55
    4.3.5 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến ý kiến tham
    khảo khi mua điện thoại . 56
    4.3.6 Kiểm định mối quan hệ giữa các phát biểu liên quan đến sự lựa chọn
    điện thoại di động của sinh viên 57
    4.4 Phân tích các nhân tố 59
    4.5 Xây dựng mô hình hồi quy . 64
    4.6 Kết luận 67
    CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ THỊ
    TRƯỜNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA ĐỐI TƯỢNG SINH
    VIÊN 69
    KẾT LUẬN 72
    PHỤ LỤC 1 – Bảng câu hỏi điều tra . 74
    PHỤ LỤC 2 – Các bảng kiểm định Cronbach’s Alpha 77
    PHỤ LỤC 3– Bảng phân tích nhân tố 81
    PHỤ LỤC 4– Phân tích hồi quy . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
    Trang
    Bảng 2.1 – Bảng thị phần các hãng ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý II/2011 . 10
    Bảng 4.1 – Bảng thống kê số lượng sinh viên tham gia phỏng vấn phân theo giới
    tính 45
    Bảng 4.2 – Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo một số thương hiệu điện
    thoại mà các sinh viên đang dùng 46
    Bảng 4.3 – Bảng thống kê số lượng các đáp án trả lời của sinh viên phân theo
    các mục đích sử dụng điện thoại 47
    Bảng 4.4 – Bảng thống kê số lượng sinh viên phân theo giá điện thoại mà sinh
    viên đang dùng 48
    Bảng 4.5 – Bảng thống kê số lượng các đáp án trả lời của sinh viên phân theo
    các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua điện thoại 49
    Bảng 4.6 – Bảng tổng hợp số lượng biến và Cronbach’s Alpha tổng của các
    biến tiềm ẩn 59
    Bảng 4.7 – Bảng tổng hợp mức độ quan trọng của các nhân tố tác động đến sự
    lựa chọn điện thoại của sinh viên . 69
    Bảng câu hỏi 73
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
    Trang
    Hình 3.1– Mô hình hành vi người tiêu dùng 21
    Hình 3.2 – Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng 22
    Hình 3.3 – Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm . 31
    Hình 3.4 – Mô hình nghiên cứu 41
    Hình 4.1 – Quy trình nghiên cứu 43
    Hình 4.2 – Đồ thị phân bố mẫu theo giới tính . 45
    Hình 4.3 – Đồ thị phân bố mẫu theo các nhãn hiệu điện thoại mà sinh viên đang sử
    dụng . 46
    Hình 4.4 – Đồ thị phân bố mẫu theo mục đích sử dụng điện thoại của sinh viên . 47
    Hình 4.5 – Đồ thị phân bố mẫu theo giá điện thoại mà sinh viên đang sử dụng 48
    Hình 4.6 – Đồ thị phân bố mẫu theo các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi mua
    điện thoại 49
    1
    CHƯƠNG 1
    CHƯƠNG MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Trong lịch sử phát triển của khoa học – kĩ thuật, việc phát minh ra chiếc điện
    thoại di động là một trong những sáng chế có ý nghĩa quan trọng và mang tính lịch
    sử đối với toàn nhân loại. Trước năm 1950, khi điện thoại chưa xuất hiện trong cuộc
    sống của con người thì việc liên lạc, thông tin cho nhau được thực hiện thông qua
    những bức điện tín, những bức thư, hay phải gặp trực tiếp đối tượng thì mới có thể
    nói chuyện được . Những cách truyền đạt thông tin truyền thống này mất rất nhiều
    thời gian, công sức, dễ bị thất lạc và thông tin chậm trễ. Nhưng ngày này, với sự ra
    đời của điện thoại, thì việc trao đổi thông tin đã không còn là một vấn đề khó khăn,
    cũng như không mất quá nhiều thời gian. Đặc biêt, với chiếc điện thoại di dộng nhỏ
    chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay chúng ta, thì việc liên lạc, thông tin cho nhau càng
    trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Dù chúng ta đi bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chỉ
    cần một tin nhắn hay một cuộc điện thoại thì chúng ta đã có thể nói chuyện, trao đổi
    thông tin với người thân, bạn bè, người quen, đồng nghiệp, hay đối tác. Việc kết nối
    với mọi người chưa bao giờ đơn giản đến thế. Bên cạnh đó, một số điện thoại hiện
    này còn có thêm các chức năng như: nghe nhạc, xem phim, chơi game hay lướt web
    nhằm giúp cho chúng ta có thể thư giãn, giải trí ngay trên chính điện thoại của
    mình. Có thể nói, điện thoại là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết giúp cho cuộc
    sống của chúng ta càng thêm thuận tiện, thoải mái hơn.
    Theo số liệu điều tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), thì có 30.2 triệu
    người sử dụng điện thoại di động trong tổng số 86 triệu dân Việt Nam . Và kết quả
    khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen (2009) cho thấy người Việt Nam
    2
    có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao hơn Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có dân
    số đông nhất thế giới. Trong 5000 người tại các thành phố và ngoại thành của Việt
    Nam có 58% dân thành thị và 37% dân khu vực ngoại thành có điện thoại di động.
    Tại tp HCM và Hà Nội thì tỷ lệ nay lên tới 74%. Và kết quả khảo sát còn cho thấy
    người Việt Nam trong độ tuổi thanh thiếu niên tới 60 tuổi đều có một, thậm chí hai
    chiếc điện thoại di động (taichinhdientu.vn , 2009).
    Điện thoại không những cần thiết cho những người kinh doanh, làm ăn, có công
    việc, có thu nhập, mà nó cũng rất gắn bó với cuộc sống của các bạn sinh viên. Phần
    đông sinh viên, ai cũng có ít nhất một chiếc điện thoại di động trong tay để có thể
    liên lạc với người thân, bạn bè, để giải trí sau những giờ học căng thẳng, để cập nhật
    thông tin hay để thể hiện phong cách, cá tính của chính mình . Với nhu cầu sử
    dụng điện thoại ngày càng nhiều của các bạn sinh viên, cùng với số lượng sinh viên
    ngày một đông hơn như hiện nay thì có thể nói rằng sinh viên là một trong những
    đối tượng khách hàng cần được các hãng điện thoại quan tâm nhiều hơn nữa.
    Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về các tiêu chí lựa chọn điện thoại của các
    bạn sinh viên hiện này và giúp các hãng điện thoại có thêm thông tin về sự lựa chọn
    điện thoại của sinh viên nên tôi đã chọn vấn đề: “Các nhân tố tác động đến sự lựa
    chọn điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Nha Trang”làm đề tài
    nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    1.2 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Mục đích chính của đề tài là nhằm đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố khác
    nhau tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Nha
    Trang.
    Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài này là:
     Xác định các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại của sinh viên.
     Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự lựa chọn điện
    thoại của sinh viên.
     Đề xuất môt số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả thị trường sử dụng điện
    thoại di động với đối tượng là sinh viên.
    3
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề tài này được nghiên cứu dựa các trên lý thuyết về hành vi của người tiêu
    dùng, quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, và một số tài liệu nghiên
    cứu của nước ngoài.
    Thu thập dữ liệu bằng cách phát bảng câu hỏi phỏng vấn cho 198 sinh viên
    trường Đại học Nha Trang để tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điện
    thoại di động của họ. Sau đó, xử lý, phân tích số liệu thu thập được bằng phần mềm
    thống kê SPSS 16.0.
    1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điện
    thoại như giá cả, mẫu mã, tính năng, công nghệ, giới tính
    Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 24/02/2012 đến ngày 08/06/2012.
    Phạm vi nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Nha Trang.
    1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
    Đề tài này được tổ chức như sau:
    Chương 1 : Chương mở đầu
    Chương 2 : Giới thiệu chung về một số hãng điện thoại di động được sử dụng
    phổ biến ở Việt Nam.
    Chương 3 : Trình bày và thảo luận các cơ sở lý luận liên quan đến hành vi
    người tiêu dùng, các nhân tố tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, và quá
    trình ra quyết định của người tiêu dùng, và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố
    tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của sinh viên.
    Chương 4 : Trình bày các kết quả nghiên cứu.
    Chương 5 : Một số kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả thị trường sử dụng điện
    thoại di động với đối tượng sinh viên.
    4
    CHƯƠNG 2
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ HÃNG ĐIỆN THOẠI
    ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
    2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG:
    Điện thoại di động là thiết bị điện tử có thể thực hiện và nhận cuộc gọi qua một
    kết nối vô tuyến trong khi di chuyển xung quanh một khu vực địa lý rộng
    (wikipedia.org).
    Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell
    Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của
    thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc
    đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động.
    Chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới xuất
    hiện vào năm 1973 do tiến sĩ Martin Cooper phát
    minh ra. Cooper cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống
    của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên
    lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực
    hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này.
    Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu
    điện thoại di động đầu tiên: máy Motorola Dyna-Tac với trọng lượng 1.13 kg; kích
    thước 22,86 x 12,7 x 4,44 (cm), không có màn hình, thời lượng thoại là 35 phút;
    thời lượng pin là 10 tiếng; và có thể dùng để nói, nghe, quay số.
    Mặc dù Motorola đã công bố chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế
    giới vào năm 1973, song phải mất đến 10 năm sau đó nó mới được xuất hiện trên thị
    trường, đó là chiếc DynaTac 8000X, có trọng lượng
    gần 1 kg, thời lượng sử dụng pin chỉ được 1 giờ và
    lưu được 30 số điện thoại liên lạc. Lúc bấy giờ, nó
    được bán với giá giá 3.995 USD, tương đương 9.000
    USD vào ngày này.
    5
    Sau thành công của DynaTAC. Motorola tiếp tục ra mắt chiếc điện thoại nhỏ và
    nhẹ hơn là MicroTAC vào năm 1989. MicroTAC có một
    ý tưởng tiết kiệm không gian rất mới lạ nên các kĩ sư của
    Motorola đã thiết kế một phần của thiết bị với khớp nối để
    có thể gập ra, gập vào khi cần thiết, do đó kích thước của
    điện thoại khi không được sử dụng giảm đi đáng kể. Motorola MicroTAC là điện
    thoại gập-mở và có thể bỏ túi đầu tiên đồng thời là chiếc điện thoại di động nhỏ và
    nhẹ nhất trong thời điểm phát hành của nó.
    Năm 1993, Chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Hội nghị Không
    dây thế giới tại Florida. IBM Simon là mẫu điện thoại kiêm
    PDA (Personal Digital Assistant – thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ
    cá nhân) có màn hình cảm ứng LCD, nặng hơn 450g và được
    cung cấp bởi BellSouth Cellular. Simon được thiết kế bởi
    IBM và thể được sử dụng như thiết bị không dây, máy nhắn
    tin, thiết bị thư điện tử, đặt lịch, danh bạ, máy tính và bản phác thảo.
    1996, Motorola tạo ra StarTAC - chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới
    có dạng nắp gập tiện lợi. Ngoài ra, StarTAC cũng sở hữu thiết kế rất thời trang.
    Máy có trọng lượng nhẹ và bộ khung rất chắc chắn. Thậm
    chí, dù đã thuộc hàng “đồ cổ” nhưng thiết bị vẫn có kích
    thước nhỏ và nhẹ hơn so với nhiều mẫu di động hiện
    này. Cấu hình của StarTAC được trang bị đầy đủ các tính
    năng cơ bản của một chiếc điện thoại.
    Và cũng trong năm 1996, Nokia đã chế tạo ra 9000i Communicator, với trọng
    lượng khá nặng (397g), trang bị bộ nhớ 8MB và màn
    hình đen trắng. Về kiểu dáng thì thoạt nhìn, 9000i
    Communicator trông giống như một điện thoại thông
    thường, nhưng khi mở ra, nó sẽ để lộ màn hình thứ hai
    và bàn phím QWERTY. 9000i có thể gửi và nhận fax,


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    86
    [1]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2002), “phân tích dữ liệu nghiên
    cứu với SPSS”, nhà xuất bảng thống kê.
    [2]. Huỳnh Văn Hiệp (2010), luận văn thạc sĩ “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
    đến sự lựa chọn của khách hàng sử dụng dịch vụ internet tốc độ cao – ADSL
    tại tp Nha Trang.
    [3]. Đinh Thị Hồng Thúy (2008), luận văn thác sĩ kinh tế “nghiên cứu các nhân
    tố tác động đến sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của sinh
    viên tp.Hồ Chí Minh.
    [4]. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Đinh Thị Lệ Trâm, Phạm
    Ngọc Ái (2001), “Quản trị marketing- Định hướng giá trị”, nhà xuất bản Tài
    Chính, Đà Nẵng.
    [5]. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2007), “Quản trị Marketing”, nhà xuất bản
    Giáo Dục.
    [6]. Quách Thị Bảo Châu, Đinh Tiên Minh, Nguyễn Công Dũng, Đào Hoài Nam,
    Nguyễn Văn Trưng - trường Đại học kinh tế tp.HCM (2007), “Marketing căn
    bản”, nhà xuất bản Lao Động, p.46-69.
    [7]. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, Đường Thị Liên Hà (2010),
    “Hành vi người tiêu dùng”,nhà xuất bản Tài Chính.
    [8]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nguyên lý marketing” ,
    nhà xuất bản Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh.
    [9]. Nguyễn Thị Cành, “Nghiên cứu khoa học kinh tế”.
    [10]. Philip Kotler and Gary Armstrong (1999), “Nguyên lý tiếp thị”, nhà xuất bản
    thống kê, p.262-309
    [11]. Alice M. Tybout, Bobby J. Calder và Brain Sternthal (1981), “Using
    Information Processing Theory to Design Marketing Strategies”, p.73-79.
    [12]. Han, Kwang, Yun, Hong, Kim (2004), “Identifying Mobile phone design
    features critical to user satisfaction”, p.15–29.
    [13]. Harold H. Kassarjian and Mary Jane Sheffet (1971), “Personality and
    Consumer Behavior” – Perspectives in Consumer Behavior”, p.160-180.
    87
    [14]. Gilbert, Kelley, Barton (2003), “Technophobia, gender influences and
    consumer decision-making for technology-related products”, p.253-263.
    [15]. Galatasaray University (2007), “Using a multi-criteria decision making
    approach to evaluate mobile phone alternative”, p.265-274.
    [16]. Luca Petruzzellis (2007), “Mobile phone choice: technology versus
    marketing. The brand effect in the Italian market”, p.610-634.
    [17]. Mack và Sarah (2009), “The important of usability in product choice: A
    mobile phone case study”, p.1514 - 1528.
    [18]. Jagdish N. Sheth (1995), “An Investigation of Relationships among
    Evaluation Beliefs, Affect, Behavioral Intention and Behavior”, p.89-114.
    [19]. Karjaluoto, Karvonen, Kesti, Timo, Manninen, Pakola, Ristola, Salo (2005),
    “Factors affecting Consumer Choice of Mobile Phone : Two Studies from
    Finland, Journal of Euromarketing”, p.59-82.
    [20]. Paul E. Green và Yoram Wind, “Multiatribue Decision in Marketing : A
    measurement Approach Leigh McAlster”, “Choosing Multiple Items from a
    product class”, p.213-224.
    [21]. Peterson (1994), “A Meta-Analysis of Cronbach’ Coefficient Alpha”,
    Journal of Consumer Reseach, pp.38-91
    [22]. Rosann L.Spiro (1983), “Persuasion in Family decision making”, p.393-402.
    [23]. Safiek và Azizul (2011), “Consumer Choice Criteria in Mobile Phone
    Selection: An Investigation of Malaysian University Students”, p.203-212.
    [24]. Tom Peters, “Opportunity Knocks”, p.132.
    [25]. Stater (1995), “Issues in Conducting Marketing Strategy Reseach”.
    [26]. Wilska (2003), “Mobile phone use as part of young people’s consumption
    styles. Journsl of Consumer Policy”, p.441-463.
    [27]. Yang, He (Georgia College and State University) và Lee (Eastern Michigan
    University) (2007), “Social reference group influence on mobile phone
    purchasing behaviour: a cross-nation comparative study”, p.319-338.
    88
    [28]. Zeithaml (1988), “Consumer perceptions of price, quality and value: A
    meanend model and synthesis of evidence” journal of marketing , p.2-22.
    [29]. Web tham khảo: http://vi.wikipedia.org
    http://vnexpress.net
    http://vietbao.vn
    http://www.baomoi.com
    http://vneconomy.vn
    http://nokia.com.vn
    http://samsung.com.vn
    http://qmobile.com.vn
    http://google.com
    http://vnpost.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...