Tiểu Luận Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển của quản trị nhân sự

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. Khái niệm cơ bản về nền kinh tế: 1
    II. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển của quản trị nhân sự: 1
    1. Thời kì trước đổi mới (trước năm 1986): 1
    2. Thời kì sau đổi mới: 2
    2.1. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá: 2
    2.1.1.Sự tăng trưởng và fát triển kinh tế. 2
    2.1.2. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá: 2
    2.2.Quá trình toàn cầu hoá: 4
    2.2.1.Các dấu hiệu của toàn cầu hoá: 4
    2.2.2. Xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong các DN Việt Nam 5
    2.2.3. Một số vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đang phải đối mặt liên quan đến chức năng
    quản trị nhân sự 6

    NỘI DUNG:
    Khái niệm cơ bản về nền kinh tế:Định nghĩa từ kinh tế, theo bản chất, làm kinh tế là người ta cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sãn có của mình (tiền, sức khoẻ, tài năng bẩm sinh, và nhiều tài nguyên khác) để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhân loại, Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động kinh tế là bất kì hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ), đem trao đổi và thu được giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra.
    Nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.Các yếu tố cấu thành nên kinh tế rất đa dạng: tình trạng kinh tế, lao động, thất nghiệp, chính phủ, công đoàn, các biến số kinh tế vĩ mô như sản lượng, tyư lệ thất nghiệp, lạm phát, xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giả hối đoái.

    II. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển của quản trị nhân sự:1. Thời kì trước đổi mới (trước năm 1986):Nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm dẫn đến sự mất cân đối trong nền kinh tế. Lao động chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp, là lao động chân tay ở trình độ thấp. Mô hình quản lí chủ yếu là các hợp tác xã, tuy nhiên chế độ quản lí lao động rất lỏng lẻo, vì thế người nông dân không có ý thức và trách nhiệm trong công việc, họ đi làm sớm, về muộn nhưng vẫn được hưởng một khoản tiền hay hiện vật theo định mức.
    Nền kinh tế kế hoạch hoá, hàng hoá được fân fối theo chế độ tem phiếu, hàng hoá không được mua bán tự do trên thị trường cũng như không được fép vận chuyển tự do từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hoá hạn chế, nền sản xuất trong nước không có động lực phát triển, quan điểm cố hữu về quyền lợi của người lao động trong chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa kiến người lao động không nỗ lực fấn đấu, an phận vì luôn nhận đươc một mức lương ( bằng tiền hoặc hiện vật) theo quy định, đồng thời vai trò của người lao động trong tổ chức kinh tế hết sức mờ nhạt, các chế độ đào tạo cũg như đãi ngộ nhân viên gần như chưa có, và nếu lao động động được đi đào tạo ở nước ngoài là do nhà nước bỏ tiền ra chứ không fải các doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả của riêng mình.
    Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chính sách quản lí tập trung bao cấp nên cơ chế quản trị nhân sự mang tính cơ cấu và không được chú trọng. Nó rất mờ nhạt và không fát huy được hết khả năng của người lao động. Năng suất lao động không cao, người lao động không có ý thích ham muốn làm việc tự khẳng định mình. Trong các doanh nghiệp nhà nước việc quản lí người lao động là theo biên chế, không có sự ràng buộc về hiệu quả lao động với thời gian công tác tại doanh nghiệp. Nhân viên được tuyển chọn chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết, vị trí chủ yếu xét theo thâm niên chứ không theo năng lực làm việc. Tóm lại hoạt động quản trị nhân sự trong thời kì này hầu như chưa phát triển đúng mức phải có.

    2. Thời kì sau đổi mới:
    2.1. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá:2.1.1.Sự tăng trưởng và fát triển kinh tế.Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP, GNP hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người PCI trong một thời gian nhất định, Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Trong doanh nghiệp
    Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế, nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ và nhữngthay đổi về cơ cấu kinh tế : giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện một mật của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội , môi trường thể chế trong một thời gian nhất định.
    Quá trình tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, thu hút lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao vai trò của người lao động. Lao động đã có sự biến đổi về cả lượng lẫn chất, nên các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến vấn đề quản trị nhân sự.
    2.1.2. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá:Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng một nền sản xuất lớn có cơ cấu kinh tế hợp lí trong đó thể hiện mối quan hệ qua lại giữa ba ngành kinh tế cơ bản : công nghiệp năng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hai khu vực kinh tế: kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, thay lao động năng suất thấp bằng lao động có trình độ chuyên môn cao hơn và vận dụng tối đa việc sử dụng máy móc.
    Cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi lớn: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần thay vào đó là ngành công nghiệp và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế mới được hình thành và phát triển: Thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
    Vào thời kỳ này, cùng với sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp đã có ý thức về công việc kinh doanh của mình, họ kinh doanh có mục đích hơn và lợi nhuân đã trở thành mục tiêu mà các doanh nghiệp cần fải đạt đến. Muốn được vậy, hơn ai hết, các doanh nghiệp phải tự hoà mình vào dòng phát triển của toàn nền kinh tế, bên cạnh những vấn đề về tài chính, chiến lược phát triển kinh doanh, những vấn đề về khoa học công nghệ thì vấn đề quản trị nhân lực cũng dần được chú trọng nhằm mục đích kinh doanh hiệu quả và có lời.
    Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động quản trị nhân sự của các doanh nghiệp là họ phải biết đầu tư một cách thoả đáng vào công tác bồi dưỡng đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh nghiệp. Nâng cao trình độ tay nghề của độ ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu giá trị của nguyện vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến.
    Đặc biệt là trong công tác tuyên chọn các vị trí cán bộ quản trị, giám đốc fải được tuyển chọ kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao, có kiến thức về khoa học công nghệ và giao tiếp xã hội, tâm lý, kinh tế .tổng hợp những tri thức trong cuộc sống, phải biết vận dụng các kiến thức vào thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của người quản trị đó là: tổ chức, lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, ra quyết định .
    Về công tác quản trị nhân sự doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải đảm bảo đủ việc làm, phát huy tối đa năng suất và hiệu quả công việc trên cơ sở phân công và bố trí lao động một cách hợp lí phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần kiểm tra rõ chức nằng, quyền hạn, nhiệm vụ trách nhiệm. Đặc biệt trong công tác trả lương, thưởng, khuyến khích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu nhân viên làm việc trong khâu này có thái độ không đúng, phân biệt đối xử, cư xử hách dịch với người lao động, coi họ chỉ là người đi làm thuê, thì dễ gây nên sự mất lòng tin, sự nhiệt tình, ham muốn lao động và cống hiến của họ cho doanh nghiệp.
    Động lực tập thể và cá nhân người lao động là nhân tố quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cho cá nhân người lao động chính là lợi ích, lợi nhuận thu được để xuất có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận một cách thoả đáng, đảm bảo công bằng hợp lí thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ đúng mức với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích có sáng kiến . Đồng thời cũng nghiêm khắc xử lí đối với cấc trương hợp vi phạm làm mất trật tử, kỷ cương cũng như phá hỏng bầu không khí lao động chung của cả tập thể nhân viên.
    Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ năm 1992 và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây đã làm cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy việc quản lí nhân sự cũng do doanh nghiệp hoàn toàn tự quyết định. Họ quản lí nhân viên và gắn kết nhân viên vơi doanh nghiệp bằng hợp đồng lao động, họ có quyền tự chủ trong việc sắp xếp nhân sự phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp có chính sách bán cổ phần cho người lao động, một hình thức gắn kết quyền lợi của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp, vì người lao động làm việc không chỉ nhận được khoản lương cứng như trước đây, mà họ còn nhận được một khoản gọi lời lợi nhuận theo phân phối mang lại phụ thuộc vào phần trăm cổ phần mà họ nắm giữ trong doanh nghiệp. Không chỉ thế, ngoài việc có thêm một khoản thu nhập từ lợi nhuận chung, mà tiếng nói của họ cũng có vai trò lớn hơn, họ có quyền tham gia vào hoạt động chung của doanh nghiệp. Điều đó khiến người lao động phải cố găng nỗ lực hết sức mình để tạo chỗ dứng cho mình đồng thời tăng thu nhập của bản thân.
    Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau không chỉ bằng vốn, công nghệ, mà còn bằng một nhân tố hết sức quan trọng khác: đó chính là nguồn lao động chất lượng cao mà gọi đang nắm trong tay. Do vậy việc “tuyển mộ” nhân viên bằng “quan hệ quen biết” trước kia đã được thay thế bằng việc tuyển chọn rộng rãi, công bằng và minh bạch hơn. Ngay cả việc tăng lương, thưởng, thăng chức cũng không chỉ đơn thuần dựa vào thâm niên làm việc nữa. Lao động trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy họ đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhân viên về cả mặt vật chất lẫn tinh thần nhằm thu hút chất xám phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

    2.2.Quá trình toàn cầu hoá:2.2.1.Các dấu hiệu của toàn cầu hoá:- Sự gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới.
    - Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
    - Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, các vệ tinh liên hệ và điện thoại.
    - Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như film ảnh, sách báo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...